Lãnh
đạo đảng CSVN bán nước,phải chịu tội tru di trước dân tộc!
(2)
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nếu để xảy ra đụng độ gì [ở Biển Đông] thì
tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại
hội Đảng được không?”
(http://dantri.com.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-cong-tac-nhan-su-dang-lam-bai-ban-nhung-con-rat-kho-khan-2015120812063397.htm)
(3)
Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng: “Nếu mà mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng
mất.” (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151022/dai-tuong-phung-quang-thanh-vn-khong-dung-lech-ve-nuoc-lon-nao/989572.html)
(4)
Huỳnh Ngọc Sơn, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội: “Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau…
Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại
được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần
như là bất khả xâm phạm rồi” (http://phapluattp.vn/thoi-su/vi-sao-quoc-hoi-chua-ra-nghi-quyet-ve-bien-dong-565566.html.
Câu này sau đó bị tờ báo cắt bỏ vì quá “tế nhị” / trắng trợn)
Mỹ phản đối 'bay thử nghiệm' ở Trường Sa
- 5
tháng 1 2016
Hôm
4/1, Hoa Kỳ tuyên bố việc Trung Quốc 'bay thử nghiệm' để kiểm tra đường băng sắp
hoàn thành trên một trong bảy hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông “làm tăng căng
thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nhắc lại lời nước
này yêu cầu tạm Trung Quốc dừng việc bồi đắp đảo và quân sự hóa vùng biển đang tranh
chấp với 5 quốc gia châu Á thành tiền đồn của họ, hãng AP cho hay.
Trước đó Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cũng đã lên tiếng phản
đối Trung Quốc 'bay thử nghiệm' tại hòn đảo tranh chấp.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối và tuyên bố rằng rằng
động thái của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Hà Nội. Việt Nam yêu cầu “Trung Quốc
chấm dứt, không tái diễn các hành động tương tự”, nhưng Bắc Kinh lập tức bác bỏ
phản đối của Hà Nội.
Căng thẳng tại Biển Đông đã gia tăng trong hai năm qua sau khi
Trung Quốc tiến hành cải tạo các bãi đá tranh chấp ở Trường Sa thành đảo nhân
tạo. Động thái này khiến các nước trong khu vực quan ngại Bắc Kinh có thể tận
dụng căn cứ quân sự bên ngoài đại lục để thể đe dọa lãnh thổ của họ.
Việc Trung Quốc cho một chiếc máy bay đáp xuống Fiery Cross Reef
(Đá Chữ Thập) hôm 2/1 khiến các nước láng giềng chỉ trích.
Chuyến bay thử nghiệm "gây thêm căng thẳng và bất ổn trong
khu vực", Charles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, nói hôm
thứ Hai 4/1.
Trong khi đó, tại một cuộc họp báo cùng ngày, ông Fumio Kishida,
Ngoại trưởng Nhật, bình luận rằng chuyến bay thử nghiệm là nỗ lực của Trung
Quốc để biến hòn đảo nhân tạo thành 'sự đã rồi', hãng tin Kyodo tường thuật.
'Lập trường rõ ràng'
“Việc Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại sân bay mới trong vùng biển
tranh chấp làm gia tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực, '' ông
John Kirby nói với các phóng viên ở Washington.
\Ông đề nghị các bên tranh chấp nên tập trung vào việc đạt thỏa
thuận về những động thái “có thể chấp nhận trong khu vực tranh chấp”.
''Về vấn đề này, chúng tôi có lập trường rõ ràng và nhắc lại nhiều
lần. Chúng tôi sẽ tiếp tục thể hiện quan điểm đó'', ông nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hôm
thứ Bảy 2/1 rằng Trung Quốc triển khai một ‘máy bay dân sự’ trên đảo mà họ gọi là
Vĩnh Thử Tiêu (tức Đá Chữ Thập), để kiểm tra xem liệu sân bay mới ở “lãnh thổ
của Trung Quốc” có phù hợp với các tiêu chuẩn hàng không dân dụng.
Động thái của Trung Quốc báo hiệu căng thẳng ngoại giao tiếp tục
trong năm nay giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines về tranh chấp vùng
biển có tiềm năng dầu khí phong phú. Ngoài các nước nêu trên, Đài Loan,
Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment