On Friday, January 15, 2016 6:11 PM, Toma Thien <> wrote:
Kính
gởi đến Quý vị Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 235 (ra ngày 15-01-2016) và
bài xã luận. Kính chúc tất cả Quý vị một năm mới an lành.
Ban
biên tập.
Chúng
họp đảng, mặc kệ chúng !!!
Xã
luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 235 (15-01-2016)
Đại hội đảng Việt cộng
chỉ còn vài hôm nữa là khai mạc. Bộ máy tuyên truyền Ba Đình từ cả năm nay đã
vận dụng hết công suất, ngày đêm ra rả trình bày sự kiện đó như một sinh hoạt
chính trị lớn của đất nước mà toàn dân đang tha thiết hướng về. Nào là “Toàn đảng, toàn dân, toàn quân lập thành
tích chào mừng đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” (Bích
chương cổ động).
Nào là nhân dân trong nước và đồng bào ngoài nước đóng góp ý
kiến xây dựng: “Các văn kiện của Đại hội được đưa ra lấy ý kiến
rộng rãi, bằng nhiều kênh, trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài. "Đây
là cuộc sinh hoạt công khai, dân chủ của VN. Đã có 26 triệu lượt ý kiến tham
gia đóng góp [thật
không?]. Những ý kiến trái chiều cũng được chúng tôi xem xét nghiêm
túc" [thiệt chứ?], Trưởng ban đối ngoại nhấn mạnh”. Nào mọi
tầng lớp dân chúng đều được mời tham dự: “Ngoài đại biểu chính thức, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng cũng mời nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện Bà mẹ VN anh
hùng, đại diện nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, thanh niên
tiêu biểu dự Đại hội… Các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế tại VN
[cũng] được mời đến dự phiên khai mạc và bế mạc”.
Để làm gì?
Để chứng kiến “hơn 1.500 đại biểu đại diện cho 4,5 triệu
đảng viên sẽ dự kỳ họp kéo dài 9 ngày để kiểm điểm việc thực hiện các mục tiêu 30
năm qua, quyết định phương hướng và nhân sự cho giai đoạn 5 năm sắp tới”.
Để theo dõi “Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá mới với kỳ
vọng lựa chọn được những đại biểu ưu tú trong Đảng, có phẩm chất đạo đức, năng
lực thực tiễn thể hiện bằng hiệu quả công việc...” (VNExpress 22-12-2015).
Đúng là theo kiểu tự thường xuyên vỗ ngực khẳng định: "Đảng CSVN là đảng
của dân tộc, của nhân dân", là "đại biểu ưu tú của nhân dân, là tinh
hoa trí tuệ của dân tộc”...
Kể ra cũng có một số người cố gắng đóng góp ý kiến. Cụ thể là “Thư gửi Bộ Chính
trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và
toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản VN” viết ngày 9 tháng 12 năm 2015 của 127 nhân
sĩ trí thức trong và ngoài nước. Thế nhưng, dù có thiện chí xây dựng và dù có
ước mong đảng tiếp tục tồn tại (chỉ đổi tên thôi) để điều hành lãnh đạo đất
nước, bức thư cũng chẳng gây được tác động nào. Như nhận xét đầy chua chát của
ông Bùi Tín (Bài “Hiểm họa đối với dân tộc hiện nằm ở đân?”): “Bản dự thảo Báo cáo Chính trị đã được
«sửa đổi bổ sung» về thực chất không khác gì bản dự thảo ban đầu. Bao nhiêu ý
kiến đóng góp của đông đảo nhân sỹ, trí thức, đảng viên… đều bị coi là vô giá
trị. Không những vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đăng đàn lên án nặng nề
các đảng viên yêu cầu đổi tên nước, đổi tên đảng, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin,
từ bỏ chuyên chính vô sản và chế độ độc đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội mơ hồ, từ
bỏ phương châm lấy quốc doanh làm chủ đạo trong nền kinh tế. Theo ông Trọng,
đây là «biểu hiện của suy thoái tư tưởng, sa sút về đạo đức, là những quan điểm
phản động của các thế lực thù địch»”
Một số người khác thì tham gia bình luận, để xem ai xứng đáng nhất ngồi vào các
chức vụ tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội. Họ coi đó như
là chuyện tự nhiên của nền chính trị, mà quên rằng việc đảng CS tự tiện chọn
người làm thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chủ tịch nước là sự chà đạp trắng
trợn quyền làm chủ tối thượng của nhân dân. Rồi trước lập trường thân Tàu cộng
quá rõ nét và lâu năm của Nguyễn Phú Trọng, trước thái độ mời đón Tập Cận Bình
đến Quốc hội và sang Trung Quốc triều kiến ông này của Nguyễn Sinh Hùng, trước
đồn đoán Bắc Kinh chi phối mạnh Đại hội đảng, rồi trước vài tuyên bố có vẻ
“kháng Trung” của Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian một hai năm nay, nhiều người
đặt hy vọng vào ông thủ tướng này. Như giáo sư Phan Công Chánh từ Hoa Kỳ (bài
“VN sau năm 2016: Ai sẽ lên lãnh đạo”): “Tôi sẽ không đi xa như ông Lê Hồng
Hiệp và gọi ông Dũng là “chính trị gia quyền lực nhất của VN trong ba mươi năm
qua”. Giống như ông Carl Thayer, tôi cho rằng thủ tướng chính phủ hiện nay có
khả năng nhất trong số các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản VN hàng đầu, và là người
có khả năng nhất để lãnh đạo VN và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.
Thế nhưng, nhìn lại thành tích kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng qua hai nhiệm kỳ, ai
cũng thấy mấy chục tổng công ty, đại tập đoàn nhà nước do ông giật từ tay các
bộ sang tay ông chủ quản, đã trở thành những “quả đấm thép” không phải hạ đo
ván những công ty, tập đoàn sừng sỏ quốc tế song là đập vỡ vụn nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của VN, với sự sập tiệm của hàng trăm ngàn
xí nghiệp, với số nợ công lên đến hàng trăm tỷ đôla, đạt tới trên 200% GDP,
nghĩa là trên 200% tổng sản lượng quốc gia, chứ không phải là 65% như chính
quyền nói.
Rồi nhờ ông mà trọng lượng ngoại thương của VN hiện nay là gần 200%
tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là chế độ Việt cộng lệ thuộc thế giới cách nặng
nề về ngoại thương, về đầu tư và cả về tín dụng với nước ngoài nữa. (Theo
Nguyễn Gia Kiểng). Còn thái độ “quyết liệt chống Trung Quốc” của Nguyễn Tấn
Dũng thì được chứng minh rõ ràng qua rất nhiều việc. (1) Đặt một người Hán khai
man lý lịch (tức Hoàng Trung Hải) vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính
phủ: Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế; (2) Đưa nền kinh tế VN ngày càng lệ thuộc
nặng nề vào TQ.
Mười năm dưới quyền lãnh đạo của NTD, tỷ trọng nhập khẩu từ TQ
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của VN tăng dần và đến năm 2015 thì lên tới
29,8%, với giá trị nhập siêu là 32,3 tỷ USD; (3) Giao 90% các dự án hạ tầng
trọng điểm quốc gia cho nhà thầu TQ, với vô số hệ luỵ về an ninh quốc phòng và
những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế thương mãi; (4) Để cho các doanh
nghiệp của Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Lục thuê dài hạn (50 năm) gần 300 ngàn ha
đất rừng đầu nguồn hay rừng quốc phòng tại một loạt tỉnh như Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương...
(5)
Dâng Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh cho TQ. Vũng Áng nằm
ngay dưới chân Đèo Ngang, nơi có địa hình vừa hiểm trở vừa hẹp nhất VN và chỉ
cần một lực lượng quân sự nhỏ là đủ sức chia cắt đất nước thành hai phần. Đặc
biệt, cảng nước sâu Sơn Dương được coi là một trong 4 yếu huyệt của Tổ quốc
trên Biển Đông, cùng với Cam Ranh, Nam Du và Côn Đảo. (6) Là người phụ trách
Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò quyết
định trong chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào phong trào chống TQ
xâm lược ở VN nhiều năm qua.
Những tiếng nói phản kháng TQ mạnh mẽ nhất đều lần
lượt được ông ta cho vào tù. (7) Là người đứng đầu bộ máy hành pháp, NTD chịu
trách nhiệm chính trước tình trạng người TQ đã và đang nhắm tới những khu vực
xung yếu về an ninh quốc phòng trên khắp lãnh thổ VN như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa
Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Hải Vân, Nước Mặn (Đà Nẵng), Nhơn
Hội (Bình Định), hay Vĩnh Tân (Bình Thuận)… (Theo tác giả Lê Anh Hùng).
Thật ra, phần lớn những nhà trí thức tự do, những nhà dân chủ đối kháng, những
nhà dân báo độc lập và hầu hết nhân dân, nghĩa là tất cả những người hiểu rõ
bản chất của đảng hay thấm thía bàn tay của chế độ, đều có thái độ dửng dưng
trước đại hội đảng. Có nhiều lý do cho thái độ này:
- Đấy không phải là cuộc tranh chức chủ tịch đảng như ở các nước dân chủ tây
phương. Tại đó, ứng cử viên đều cố đưa ra một chính sách phục vụ quốc gia, một
chương trình phát triển kinh tế, một đường lối điều hành xã hội trước toàn
đảng, và sẽ được chọn làm chủ tịch đảng viên nào có chính sách, chương trình,
đường lối hợp lòng dân để dân sẽ bầu cho đảng lần tới ngõ hầu đảng nắm chính
phủ và quốc hội. Ở VN thì trái lại, đó chỉ là cuộc tranh
giành quyền lực và miếng ăn trong nội bộ của một thiểu số người xem thường đất
nước và dân tộc. Các màn đấu đá bằng vạch trần hoặc vu khống nhau (mà khổ thay,
dân tin cả hai bên) với những kiểu cách hèn hạ hoặc thâm độc, chỉ làm cho mọi
người thấy rõ bản chất và mục tiêu đích thực của đảng cộng sản.
- Sự tồi tệ của đất nước ngày nay trên mọi phương diện (chính trị, kinh tế,
khoa học, giáo dục, xã hội, môi sinh, văn hóa, đạo đức, an ninh, quốc phòng…)
là hậu quả của sự lãnh đạo vừa bất tài vừa bất nhân, vừa tàn bạo vừa gian dối
của ĐCSVN trong một thời gian dài từ năm 1945 đến nay. Bất kể ai trong đảng đó,
dù còn sống hay đã chết, đều phải chịu trách nhiệm về sự tồi tệ như vậy trước
dân tộc.
Do đó, chẳng nhân vật nào, kể cả đảng của họ, xứng đáng tiếp tục nắm
quyền chính trị, lãnh đạo quốc gia.
- Mọi hành động của giới lãnh đạo hiện nay (từ trung ương đến địa phương) đều
hoàn toàn khác xa với lời họ nói, dù rằng chính lời họ nói cũng chẳng hay ho và
thông tuệ gì, chưa kể nhiều khi ngu xuẩn và lố bịch. Nguyên nhân là tất cả họ
đều thuộc hạng "văn dốt, vũ dát" (mà tưởng mình là đỉnh cao trí tuệ
của loài người, tinh hoa ưu tú của dân tộc). Đã vậy họ còn xôi thịt, dùng quyền
để làm tiền, sống xa hoa trong lúc đại đa số nhân dân cùng cực, lại thích dùng
sức mạnh của gông cùm và khủng bố, của tuyên truyền và lừa gạt, hơn đối thoại
và lắng nghe, khiêm tốn và phục thiện.
- Sự thất bại trên toàn thế giới và tại VN của chủ nghĩa Marx-Lenin về phương
diện kinh tế (làm quốc gia ra nghèo đói tụt hậu vì kinh tế chỉ huy), phương
diện chính trị (làm xã hội nghẹt thở vì đàn áp đối lập), phương diện xã hội
(làm nhân dân khốn khổ vì bị tước mọi quyền con người và quyền công dân),
phương diện văn hóa (làm đất nước chìm trong dối trá và bạo lực, vô đạo đức và
phi nhân bản), khiến những ai còn cổ suý cho chủ nghĩa đó hoặc không đoạn tuyệt
hẳn với nó đều chẳng đáng được khuyến khích nắm trọng trách lèo lái con thuyền
quốc gia.
Thi hào Nguyễn Chí Thiện, vào năm 1964, ngay giữa lòng chế độ Hà Nội, đã có làm
bài thơ nhan đề: “Hôm Nay 19 tháng 5”. Xin đăng nguyên
văn: “Hôm nay 19-5. Tôi nằm. Toan làm
thơ chửi Bác. Vần thơ mới hơi phang phác. Thì tôi thôi. Tôi nghĩ Bác. Chính trị
gia sọt rác. Không đáng để tôi. Đổ mồ hôi. Làm thơ. Dù là thơ chửi Bác. Đến
thằng Mác. Tổ sư Bác. Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu. Thôi hơi đâu.
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu. Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác. Thế rồi tôi đi làm
việc khác. Kệ cha Bác!”.
Vậy thì trước màn bi hài kịch sắp diễn ra
hạ tuần tháng giêng này, nhân dân chúng ta cũng hãy nói: “Chúng họp đảng, mặc
kệ chúng”, để dành sức mà giải thể cho được cái chế độ khốn nạn này.
BAN BIÊN TẬP
__._,_.___
No comments:
Post a Comment