Monday 29 February 2016

Mời xem, đọc.. các "khứa dột"..thuộc "đỉnh cao "của Ngu xuẩn...."ngôn"..tào lao!!!!!!




Mi xem, đc.. các "kha dt"..thuc "đnh cao "ca Ngu xun...."ngôn"..tào lao!!!!!!

alt
L thuc gi đnh nhm tr nhng bnh ngu như sau:


clip_image004
clip_image006
clip_image008
clip_image010
clip_image012
clip_image014
clip_image015
clip_image017
clip_image019
clip_image021
clip_image023
clip_image025
clip_image026
clip_image028
clip_image029
clip_image031
clip_image033
clip_image035
clip_image037
clip_image039
clip_image041
clip_image043
clip_image045
clip_image047
clip_image049
clip_image051
clip_image053
clip_image055
clip_image057
clip_image059
clip_image061
clip_image063
clip_image064
clip_image066
clip_image068
clip_image070
  
NguyenDacSongPhuong <lượm trên Internet>


__._,_.___

Posted by: HungViet Bui 

CSCĐ Ninh Thuận Bỏ chạy tán loạn Giữ mạng Sống - khi người dân bạo loạn - YouTube


On Monday, 29 February 2016, 17:40, The hao Truong <tthkq_33f@yahoo.com> wrote:

Tuc nuoc vo bo!!! Hiep dap dan tan cung!!! Thi co ngay den tôi!!!
Nho Internet toàn dan lay do làm guong và nôi len chông bao quyen,
Chuyen hut mau dan oan!!!! Hay thuc tinh toàn dan oi!
Début du message transféré :

Le lundi, février 29, 2016, 3:18 AM, Sanh Phan

Subject: CSCĐ Ninh Thuận Bỏ chạy tán loạn Giữ mạng Sống - khi người dân bạo loạn - YouTube
To:


CSCĐ Ninh Thuận Bỏ chạy tán loạn Giữ mạng Sống - khi người dân bạo loạn - YouTube




__._,_.___

Posted by: loc huong <

Sunday 28 February 2016

Giới trẻ nghĩ gì về quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam?

 

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

On Friday, February 26, 2016 6:59 AM, Quyet Nong <> wrote:

Giới trẻ nghĩ gì về quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam?

Chân Như, phóng viên RFA
2016-02-25

   Nghe Audio   Phần âm thanh 
ho-chieu-622.jpg
Hộ chiếu Việt Nam
Courtesy mofa.gov.vn
Vào ngày 19 tháng 2 vừa qua, chủ tịch nước Việt Nam ông TrươngTấn Sang trong dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 cho biết đã thôi quốc tịch Việt Nam đối với hơn 32.000 người. Sự việc này đang là đề tài bàn tán nhiều trên các phương tiện mạng xã hội và đây cũng là chủ đề cho Diễn đàn bạn trẻ tuần này với Chân Như và các bạn khách mời hôm nay.

Ý nghĩa quốc tịch


Chân Như: Theo các bạn, quốc tịch là gì và có ý nghĩa như thế nào với đối với một con người?

Lê Sơn: Đối với em, em cho rằng quốc tịch là một trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ công dân và một quốc gia, một nhà nước, một nơi họ có quốc tịch. Và đó là quyền thành viên của một quốc gia hay là một nhà nước có chủ quyền; Nó thể hiện mối quan hệ tương hổ chặt chẽ qua lại giữa nhà nước và cá nhân: quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân có quyền được bảo vệ bởi nhà nước. 

Thật ra đối với một công dân, nhà nước phải đảm bảo quyền và danh dự cho cá nhân có quốc tịch. Việc xác định quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng vì một cá nhân không thể có quyền được vào danh dự như một công dân nhà nước nhất định nếu như cá nhân đó không phải là công dân của quốc gia của mình. Điều này có ý nghĩa rằng khi xác định được một quốc tịch chính là việc xác định quyền và nghĩa vụ của nhà nước với công dân và ngược lại,

Đối với em, em cho rằng quốc tịch là một trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ công dân và một quốc gia, một nhà nước, một nơi họ có quốc tịch. Và đó là quyền thành viên của một quốc gia hay là một nhà nước có chủ quyền.
-Lê Sơn
Khải Tường: Theo như em biết, quốc tịch có một ý nghĩa riêng đối với mỗi cá nhân, nhưng đối với công dân của một nước điều đó chứng minh tôi là công dân của nước sở tại. Quốc tịch cũng giống như đại diện về mặt pháp luật là tôi đều có đầy đủ mọi quyền của công dân nước đó, theo ý em là như vậy.

Chân Như: Hãy nói về cảm xúc của bạn khi mang quốc tịch Việt Nam.

Khải Tường: Trước đây, với tâm thế của một người Việt yêu nước nên khi mang trên mình quốc tịch của người Việt Nam (VN) thì em cảm thấy điều đó hoàn toàn tự hào vì mình có một truyền thống của cha ông để lại cũng tốt đẹp. 

Lúc đó em đều suy nghĩ là rất tốt, rất tự hào chen lẫn trong đó là những cảm xúc của một người con dân VN. Khi mình đi ra các nước ngoài, mình cũng hãnh diện tôi chính là người VN. Tuy nhiên, sau khi em biết nhiều sự thật về nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) từ sau năm 75,đất nước mà mình mang tấm hộ chiếu hay gọi là quốc tịch của nước CHXHCNVN thì em thấy điều đó không còn thiêng liêng đối với chính bản thân em nữa, có thể nói đó là từ thất vọng.Biết nhưng giờ mình không thể thay đổi được, nhưng vẫn tự hào mình là người VN.

Linh Hồ: Em tán thành với câu cuối của bạn Khải Tường có nghĩa là tự hào là người VN nhưng đành chịu phải mang quốc tịch VN với tấm hộ chiếu VN. Tấm hộ chiếu thể hiện mình là công dân của nước nào, và hiện tại, những người Việt trong nước đang mang hộ chiếu của công dân nước CHXHCNVN là một nước cộng sản (CS) với nền kinh tế kém phát triển hơn những nước khác. Việc người Việt mang hộ chiếu VN ra nước ngoài sẽ rất khó khăn vì phải xin visa, buộc phải chứng minh tài sản, hôn nhân hoặc công việc ở VN thì họ mới cấp đi ra nước ngoài. Người Việt mang quốc tịch VN rất hạn chế đi du lịch các nước nếu mà không có điều kiện về kinh tế.

Lê An: Nói chung đối với em chuyện đó rất bình thường. Thật sự mình là người VN thì mình rất tự hào rồi nhưng điều em thấy đây, em sẽ không đổ lỗi cho CS hay đổ lỗi cho ai. 

Rõ ràng như em thấy hiện tại: ví dụ khi em đi du lịch ở đâu em không dám nói em là người VN tại vì sao, tại vì ý thức những người Đông Nam Á xung quanh này nhìn mình như “mọi” luôn; Thậm chí nhiều khi mình đi ra nước ngoài mà nói mình là người Việt Nam, tự nhiên họ sẽ thay đổi khác liền. Chẳng qua là do ý thức của mỗi người thôi anh. Bây giờ mình qua một nước phát triển hơn mình rồi mình lại chen lấn lại dùng cái thói ở đây (Việt Nam) áp dụng ở một xứ văn minh thì rõ ràng điều đó là điều không đúng rồi. Với cá nhân em mang quốc tịch gì đi chăng nữa thì cái chính cũng là ý thức. Không ai xấu hổ khi mang quốc tịch VN, chẳng qua xấu hổ là do thói xấu của người ta làm ra thôi.

Không có quyền tước đoạt quốc tịch


pp-305
Hộ chiếu Việt Nam, hình minh họa.

Chân Như: Khi biết thông tin Việt Nam mới có quyết định cho thôi quốc tịch… Bạn nghĩ sao về việc này?

Lê Sơn: Thưa anh khi biết thông tin em thấy điều này là một sự vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng đối với quyền con người. Ngay điều 15 trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói rằng “mọi người có quyền nhập tịch một nước nào đó và thứ hai không ai bị tước đoạt quốc tịch của mình hay bị khước từ quyền được thay đổi quốc tịch một cách độc đoán”. Vậy khi VN họ có quyết định cho thôi quốc tịch như thế đồng nghĩa với việc họ đang tước đoạt quốc tịch của một con người, của một công dân. Và công dân đó đã bị khước từ những quyền cơ bản nhất của con người đối với một quốc tịch. Việc đảng CS độc đoán đã quyết định làm cho công dân ở trong đất nước VN trở nên vô quốc tịch là một việc vi phạm nhân quyền vô cùng trầm trọng và việc này đi trái với hiến chương LHQ.

Khải Tường: Em có đọc một vài thông tin trên mạng về việc này. Theo như số liệu anh Chân Như mới nói 32 ngàn người em nghĩ con số này chắc chỉ tượng trưng thôi( em nghĩ chắc sẽ nhiều người). 

Theo như những gì em tiếp xúc hằng ngày hay những đại bộ phận dân chúng mà em được tiếp xúc, họ cũng nói là nếu mà được nhập quốc tịch nước khác thì có lẽ vui hơn chứ còn để quốc tịch VN thì họ cũng cảm thấy chẳng có gì để tự hào mà. Lúc đó em cảm thấy thì ra đâu phải một mình mình thấy sốc và bất ngờ cảm thấy không còn sự hãnh diện đấy nữa đâu. Rất nhiều người nói bây giờ mang quốc tịch VN cảm thấy là một nỗi xấu hổ, khi người ta khi ra nước ngoài. Còn việc ông Trương Tấn Sang cho thôi quốc tịch, em nghĩ điều này nên phải xảy ra lâu lắm rồi. 

Theo những gì em biết được ở trên Facebook, VN mình vẫn là nước duy trì chế độ 2 quốc tịch và họ khẳng định những người Việt nào đang sống trên bất kỳ nước nào trên thế giới này, dù họ nhập quốc tịch nước nào đi chăng nữa mà họ nói tiếng Việt thì hiển nhiên họ phải chấp nhận quốc tịch của nước CHXHCNVN. 

Điều này rất vô lý, theo em tìm hiểu ngay cả Trung Quốc theo chế độ cộng sản, họ không để cho dân họ hai quốc tịch. Vì vậy mà em thắc mắc vì sao VN mình bấy lâu nay vẫn gìn giữ hai quốc tịch này.Điều này làm cho em cảm thấy rất trái khuấy.

Linh Hồ: Việc có hai quốc tịch đó là điều một số nước trên thế giới vẫn còn áp dụng. Tuy nhiên, một số nước buộc công dân chỉ có riêng một quốc tịch của nước mình thôi. Đó là quyền lựa chọn công dân của họ. Riêng việc trên 32 ngàn người Việt thôi quốc tịch thì con số này không có gì để đáng nói hết tại vì một số người VN có hai quốc tịch nhưng nhiều năm liền họ không sử dụng quốc tịch VN nữa; Họ quên, không quan tâm họ là người VN có quốc tịch VN nữa nên chính quyền VN mới xóa quốc tịch của họ nằm trong con số này.
Điều 15 trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói rằng “mọi người có quyền nhập tịch một nước nào đó và thứ hai không ai bị tước đoạt quốc tịch của mình hay bị khước từ quyền được thay đổi quốc tịch một cách độc đoán". 

-Lê Sơn

Lê An: Nói hơi phũ phàng nhưng chắc sẽ có rất nhiều người mừng tại vì cơ bản một điều là ở đây khi thông tin được phổ biến thì người ta cảm thấy mình đang bị kìm kẹp, đang bị những người khác ăn trên ngồi chóp. Theo thông tin hằng ngày em đọc báo, người ta đang tìm cách để bỏ đi khỏi chỗ này (Việt Nam). 

Bây giờ quốc tịch VN bỏ đi rồi có thể nhiều người mừng, và thậm chí ở đây du học sinh hoặc những người không phải đi xuất khẩu lao động này nọ, người ta vẫn tìm cách định cư ở chỗ khác thôi. Nói chung mang quốc tịch khác được nhiều lợi hơn mang quốc tịch VN, tại vì giống như hai bạn nói rõ ràng bây giờ mang quốc tịch VN, thâm chí đi Nhật cũng phải xin visa, chứng minh tài chính, làm đủ mọi thứ, trong khi đó Thái Lan gần ngay đó cũng là nước Châu Á như mình, họ đâu cần phải xin visa. Nói chung là bất cập, bất cập từ chính nhà nước. Có thể việc không có quốc tịch VN thì sợ thành người không tổ quốc nhưng thật ra con người chỉ sống một lần thôi. Nếu đối với cá nhân em ví dụ bị ở đây không cho mang quốc tịch VN hoặc cho một quốc tịch khác, ôi sẵn sàng thôi miễn sao bản thân mình cống hiến được và cảm thấy ổn là được rồi.

Chân Như: Khi đi ra nước ngoài, rất nhiều người Việt rất ngại ngùng khi mang hộ chiếu Việt Nam. 

Vì sao có hiện tượng này?

Khải Tường: Thật ra em chưa có cơ hội du lịch nước ngoài, nhưng qua những sự việc nhan nhản của các bạn đã đi nước ngoài, thậm chí trên facebook có một số bạn đăng nguyên dòng chia sẻ của các bạn nói về sự khinh thường của các nước bạn đối với một người cầm hộ chiếu nước CHXHCNVN thì em rất thắc mắc và khi đến đó em tìm hiểu thì thật ra họ đều có lý lẽ của riêng họ. 

Theo như em biết, các bạn ấy đến Malyaisa và Singapore đều bị có sự dè chừng của nước bạn mà theo những gì báo đài đưa tin em nghĩ người Việt mình đang làm xấu mặt hình ảnh chung của người Việt mình trên toàn thế giới. Từ đó một con sâu làm rầu nồi canh. Điển hình không phải mình chê dân mình nhưng mà họ đang đi quá đà, có nghĩa là họ qua đó họ có tính ăn cắp vặt, mại dâm, những tánh cẩu thả, xã rác bừa bãi. 

Thậm chí, em biết trên các trang tin ở Nhật họ viết dòng chữ là ăn cắp vặt có thể bị tù hoăc phạt nhiều tháng, họ viết dòng chữ Việt lên trước. Điều này em nghĩ đang nhắm đến người Việt, những hình ảnh đó góp chung một hình ảnh tiêu cực về người VN mình bây giờ đối với bạn bè quốc tế.

Linh Hồ: Trong thời gian đầu sử dụng hộ chiếu VN em rất ngại ngùng tại vì đi qua Singapore hoặc Maylaysia khi nhập cảnh vào, hải quan của họ hỏi rất nhiều những câu hỏi như đến và đi khi nào, phải chứng minh được vé máy bay khứ hồi họ mới cho nhập cảnh, nhưng sau này nếu mình đã nhập cảnh xuất cảnh nhiều lần con dấu passport trên passport của mình nhiều dấu thì sẽ dễ dàng lọt qua những cửa đó mà không gặp phải bất kỳ những câu hỏi nào.

 Họ căn cứ vào việc mình đi có nhiều nước hay không và khi đó họ sẽ dễ dàng cho mình nhập cảnh hơn là những người chỉ nhập cảnh một hai lần. Có thể nói như thế này:người việt mà cầm passport VN đi du lịch nhiều nơi trên thế giới thì thường bị những hải quan nước khác e dè.

Lê Sơn: Em cũng xin chia sẻ chút về câu chuyện của em vì những năm 2010- 2011, em cũng đã từng đi ra một số nước Đông Nam Á. Cảm nghiệm cụ thể của em thực sự rất là đau buồn. Khi em sang Thái Lan, anh biết họ hỏi em gì không? “Anh sang Thái Lan để làm gì? Có bao nhiêu tiền? 

Tại sao anh sang đây chỉ có bấy nhiêu tiền?” hay “Anh sang đây để cố tình đi tị nạn, trốn tránh đất nước hoặc anh sang đây để làm việc bất chính?” Khi em nhập cảnh vào cửa khẩu Nong Poy, em đã đi trước với rất nhiều người khác thuộc các quốc tịch khác nhau, nhưng họ lại giữ em lại và họ cho những người ở quốc tịch khác đi vào trước và họ đưa em vào một phòng để tra xét như vậy.

 Em không hiểu tại sao khi họ nhìn passport của VN, họ lại có thể hành xử với em như thế. Sau này em mới cảm nhận được tại vì em đang mang quốc tịch của CHXHCNVN. Và không chỉ riêng em mà rất nhiều người em chia sẻ câu chuyện với họ, và họ đã đồng tình. Họ cũng đã kể những câu chuyện tương tự giống em.

 Em thật sự đau buồn về việc đó. 
Hơn nữa khi mang quốc tịch VN, một số người ra nước ngoài họ làm những công việc nó không được tốt, chẳng hạn như đi buôn bán hàng cấm hoặc ăn trộm ăn cắp hoặc như đi sang hết hạn định visa họ không chịu quay về VN. 

Đó là điều rất đáng buồn, cái hệ lụy do chính hệ thống lãnh đạo của cộng sản đã đưa lại cho công dân của VN khi mang quốc tịch của VN CHXHCN.

Chân Như: Cám ơn phần chia sẻ của các bạn cho chương trình kỳ này.



Saturday 27 February 2016

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trả lời vụ bảo trợ thương phế binh VNCH sang Mỹ

 
 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trả lời vụ bảo trợ thương phế binh VNCH sang Mỹ


 
Cảm ơn quý vị , đây là một tin quan trọng cần được phổ biến rộng rãi đến các anh em TPB/VNCH để họ khỏi bị kẻ xấu lường gạt .
Trong lá thư cu bà Julia Frifield , phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách lập pháp có câu :
 Chính ph Hoa K đã cung cp gn $70 triu giúp gii quyết quyn li và nhu cu ca thương phế binh Vit Nam k t năm 1989....

Vậy xin hỏi quý ông vc đang cầm quyền ở VNcs , số tiền 70 triệu $ cuả chính phủ Hoa Kỳ gởi trợ giúp TPB/VNCH từ năm 1989 , quý ... "ngài " đã nuốt gọn như thế nào mà anh em TPB vẫn phải sống vất vưởng " bên lề cuộc đời " đã hơn 40 năm nay ??? Nên nhớ vào thập niên 80 , thì 70 triệu $ ở VNcs nó lớn đến mức nào , hẳn là ai cũng đã biết rồi 

H.Y


Date: Thu, 25 Feb 2016 22:33:36 +0000
From: maxwellnguyen
Subject: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trả lời vụ bảo trợ thương phế binh VNCH sang Mỹ

On Thursday, February 25, 2016 2:14 PM, Thien Le wrote:



"Bà Julia Frifield, ph tá ngoi trưởng M đc trách lp pháp, viết như sau: Chúng tôi không có d đnh tái m chương trình ODP vào lúc này. 

Tuy nhiên, tình trng chung đi vi các thương phế binh Vit Nam là đã được Quc Hi và chính quyn hin nay cũng như trước đây ca M đc bit chú ý. Chính ph Hoa K đã cung cp gn $70 triu giúp gii quyết quyn li và nhu cu ca thương phế binh Vit Nam k t năm 1989....

Hàng ngàn cu chiến binh, trong đó có c thương phế binh, nhân viên chính ph min Nam Vit Nam, và nhng người khác, b bt đưa vào tri tù ci to, hoc b nht trong tù ít hơn 3 năm, không đt tiêu chun đòi hi, đ có th np đơn qua chương trình ODP.

Xin vi các ban tôi cò li Vit Nam, xin vui lòng tiếp tay ph biến ngun tin ny, đ tránh tình trng các Thương Phế Binh Vit Nam Cng Hòa b lường gt gt. Trân trng. Nguyn Huy Đin


GARDEN GROVE, California (NV) Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa gởi thư trả lời Dân Biểu Alan Lowenthal về chuyện yêu cầu tái mở Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự (ODP) để thương phế binh VNCH có thể nộp đơn xin định cư tị nạn tại Hoa Kỳ.
Bức thư này đã được Dân Biểu Alan Lowenthal trình bày với ban giám đốc đài truyền hình SBTN và đại diện Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH khi ông đến thăm cơ sở truyền thông này hôm Thứ Bảy, 20 Tháng Hai.

alt
Dân Biểu Alan Lowenthal (giữa) trình lá thư của Bộ Ngoại Giao Mỹ với ban giám đốc đài SBTN và đại diện Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH. (Hình: Ðoàn Hưng/SBTN)
Dân Biểu Lowenthal là một trong năm dân biểu Hoa Kỳ hôm 17 Tháng Mười Hai, 2015 viết thư đề nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ xem xét việc mở lại chương trình ODP, để đưa hơn 500 cựu sĩ quan thương phế binh VNCH sang Hoa Kỳ định cư.

Lá thư đề ngày 20 Tháng Giêng gởi cho vị dân cử liên bang đại diện Ðịa Hạt 47 của California, được bà Julia Frifield, phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách lập pháp, viết như sau: “Chúng tôi không có dự định tái mở chương trình ODP vào lúc này. Tuy nhiên, tình trạng chung đối với các thương phế binh ở Việt Nam là đã được Quốc Hội và chính quyền hiện nay cũng như trước đây của Mỹ đặc biệt chú ý. 

Chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp gần $70 triệu giúp giải quyết quyền lợi và nhu cầu của thương phế binh ở Việt Nam kể từ năm 1989.

“Trong những năm gần đây, sự trợ giúp của Hoa Kỳ đã dẫn đến việc chấp thuận Luật Người Khuyết Tật Quốc Gia và chuẩn thuận Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Quyền Lợi Của Người Khuyết Tật, cùng với điều khoản trực tiếp giúp đỡ hơn 12,000 người tại một số tỉnh ở Việt Nam, cũng như sự ủng hộ của các tổ chức phi chính phủ địa phương, tập trung vào các vấn đề của người khuyết tật,” bà Frifield viết tiếp.

Bà Frifield cũng cho biết thêm: “Hồi Tháng Sáu, 2015, khi chúng tôi lần đầu tiên liên lạc với một nhóm trên 500 sĩ quan thương phế binh VNCH và gia đình họ, qua sự xác nhận của Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH ở Hoa Kỳ, chúng tôi cũng đã liên lạc với văn phòng US Mission Vietnam. Cả tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn đều xác nhận là họ không hề biết có trường hợp cụ thể nào đang xảy ra mà thương phế binh VNCH bị ngược đãi.”

Theo đài SBTN, Dân Biểu Alan Lowenthal cho biết bức thư trả lời của Bộ Ngoại Giao Mỹ có nhiều điểm chưa thỏa đáng vì “cả tòa đại sứ lẫn tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ đều không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thương phế binh VNCH tại Việt Nam, cho nên không thể kết luận rằng họ có bị ngược đãi hay không.”
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc SBTN, cũng chỉ ra rằng trong khi đề cập đến $70 triệu của chính phủ Hoa Kỳ dùng để trợ giúp người tàn tật ở Việt Nam, “lá thư không hề đề cập gì đến việc bao nhiêu trong số tiền này đã được sử dụng cho thương phế binh VNCH.”
Dân Biểu Alan Lowenthal đã đề nghị đài SBTN và Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH thực hiện một số việc cụ thể, để chuẩn bị trả lời thư của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Ông cho biết: “Ðầu tiên là phải thu thập những bằng chứng về sự đối xử phân biệt, những điều kiện sống vô cùng khó khăn của các thương phế binh VNCH tại quê nhà. Cần phải có những tài liệu, dữ kiện cho thấy đây là những người đã bị bỏ quên trong suốt hơn 40 năm qua. Mặc dù có thể sự phân biệt đối xử này đã giảm dần hiện nay, nhưng nó vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và tinh thần của thương phế binh VNCH.”

“Thứ hai là phải làm sao vận động để có nhiều tiếng nói hơn nữa từ cộng đồng, từ các hội đoàn người Việt khắp nơi ở Hoa Kỳ cho vấn đề này. Tiếng nói của cử tri càng nhiều sẽ tác động càng mạnh đến các dân biểu, chính phủ,” SBTN trích lời ông Lowenthal nói.

Ông đề nghị: “Thứ ba là cộng đồng người Việt có thể chứng tỏ với chính phủ Hoa Kỳ rằng chúng ta sẵn sàng cưu mang những thương phế binh này, nếu họ được cho phép sang Hoa Kỳ định cư. Cộng đồng người Việt sẵn sàng nhận trách nhiệm cung cấp nơi ăn, chốn ở cho họ, để làm giảm gánh nặng ngân sách cho chính phủ Hoa Kỳ.”

Dân Biểu Lowenthal cũng nhắc nhở: “Ở thời điểm này, di dân là một vấn đề nhạy cảm chung của chính phủ Hoa Kỳ, chứ không riêng gì đối với cộng đồng người Việt.”

Trong buổi họp ở đài SBTN, cũng có người đề nghị sắp xếp để tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn gặp gỡ các thương phế binh VNCH tại Dòng Chúa Cứu Thế, nơi mà họ nhận được sự trợ giúp từ những linh mục, thiện nguyện viên, nhà hảo tâm, chứ không phải từ chính quyền CSVN.

“Còn rất nhiều việc cần phải làm để tiếp tục thúc đẩy chương trình này,” Dân Biểu Lowenthal nói.

Ông cũng cho biết, ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, sẽ trở về Mỹ vào Tháng Ba tới, và có dự định ghé thăm Little Saigon. Ông Lowenthal nói ông sẽ nêu vấn đề này khi gặp ông đại sứ, và nhắc cộng đồng Việt Nam cũng làm tương tự khi có dịp tiếp xúc với ông Ted Osius.

Nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết: “Mọi người đều đồng ý sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm được, để hoàn thành sứ mạng mà ai cũng biết sẽ gặp nhiều khó khăn này, bởi vì giúp đỡ thương phế binh VNCH là trách nhiệm của cộng đồng chúng ta. 

Ðây là những người đã hy sinh thân thể vả cả cuộc đời để bảo vệ tự do cho người dân miền Nam, và cũng là những người tị nạn Cộng Sản tại hải ngoại hiện nay. Những người thương binh VNCH xứng đáng được tri ân như vậy.”

Trở lại bức thư của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Julia Frifield cho biết chương trình ODP Dành Cho Người Bị Tù Cộng Sản (HO) được thành lập để cung cấp cơ hội cho bất cứ người Việt Nam nào, chứ không chỉ là cựu sĩ quan VNCH, từng bị tù từ 3 năm trở lên, trong các trại tù Cộng Sản, bởi vì họ ủng hộ Hoa Kỳ hoặc làm việc cho chính quyền miền Nam Việt Nam, được nộp đơn xin định cư tị nạn.

Hàng ngàn cựu chiến binh, trong đó có cả thương phế binh, nhân viên chính phủ miền Nam Việt Nam, và những người khác, bị bắt đưa vào trại tù cải tạo, hoặc bị nhốt trong tù ít hơn 3 năm, không đạt tiêu chuẩn đòi hỏi, để có thể nộp đơn qua chương trình ODP.

Ðược biết, kể từ năm 2014, đài SBTN và Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH gặp một số vị dân cử liên bang thuộc lưỡng đảng để vận động điều chỉnh chương trình HO để các sĩ quan thương phế binh có thể sang Mỹ như những người Việt khác đã được đất nước Hoa Kỳ mở rộng vòng tay chào đón trong 40 năm qua.

Hôm 30 Tháng Tư, 2015, Thượng Viện California thông qua Nghị Quyết SJR 5, do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đề nghị, kêu gọi chính phủ Mỹ cho phép thương phế binh VNCH định cư tại Hoa Kỳ. Sau đó, bà Janet Nguyễn đã chuyển nghị quyết này đến các giới chức hành pháp và lập pháp liên bang. (Ð.D.)
*

P.S: Theo tin này thì "bà" Đaị sứ Osius lại vác mặt đến gặp Cộng Đồng ở Little Saigon. Lần này mà dân mít ở Cali không dám dương cờ vàng khi gặp hắn hoặc để hắn ngạo mạn đeo huy hiệu cờ V.C thì "hết nước nói"...  







__._,_.___

Posted by: HungViet Bui 

Featured post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List