Welcome President Obama!
Nhân quyền VN ‘đặt Obama vào thế khó’
- 21
tháng 5 2016
Khi bắt đầu chuyến thăm Việt Nam vào thứ Hai 23/5, Tổng thống Hoa
Kỳ Barack Obama ở trong thế khó xử vì nhân quyền là vấn đề mấu chốt quyết định
mức độ quan hệ mà Washington muốn có với Hà Nội.
Hôm 15/5, blogger, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã có cuộc tọa kháng
vì môi trường chớp nhoáng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ở TP. Hồ Chí Minh.
Công an lập tức xuất hiện chỉ sau 5 phút và đưa ông về đồn.
Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ về tình trạng tự do ngôn luận bị
chính quyền đè bẹp, theo Reuters.
Ông Chênh may mắn vì chỉ bị câu lưu chứ không bị giam vài ngày như
những người biểu tình khác.
"Có sáu nhân viên an ninh canh gác nhà tôi lúc này," ông
Chênh, 64 tuổi, nói.
"Có khi họ ngăn không cho tôi ra khỏi nhà, nhưng khi khác thì
họ cho tôi đi nhưng theo dõi tôi mọi nơi."
Việc ông tọa kháng trong bối cảnh các nhóm nhân quyền và các nhà
hoạt động cáo buộc công an mạnh tay ngăn biểu tình trong các ngày Chủ nhật vừa
qua để đòi chính phủ minh bạch về thảm họa cá hàng loạt ở miền Trung.
Nhà Trắng hôm thứ Năm 19/5 cho biết ông Obama vẫn đang đau đầu với
quyết định có nên gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương ở Hà Nội.
Hoa Kỳ nói rõ rằng việc gỡ bỏ cấm vận hay không tùy thuộc vào tiến
bộ về nhân quyền của Việt Nam.
Hà Nội mong muốn có quan hệ quân sự gần gũi hơn và tiếp cận công
nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ trong bối cảnh Bắc Kinh có nhiều động thái gây hấn ở
Biển Đông.
Dù điều này phù hợp với chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Hoa Kỳ,
nhưng việc Hà Nội trấn áp và cầm tù những nhà bất đồng chính kiến vẫn còn là
trở ngại cho việc Washington biến cựu thù thành đồng minh mới nhất ở châu Á.
‘Cấm kỵ’
Ông Daniel Kritenbrink, Cố vấn châu Á của ông Obama hôm thứ Tư
18/5 nhấn mạnh rằng nhân quyền sẽ là yếu tố then chốt trong "bất kỳ quyết
định liên quan đến lệnh cấm vận vũ khí".
Ông Obama sẽ không né tránh vấn đề. Trong lịch trình chuyến thăm
Việt Nam, dự kiến ông sẽ có cuộc tiếp xúc các nhà bất đồng chính kiến và phát
biểu về nhân quyền “cả trước công chúng và trong cuộc họp riêng", ông
Kritenbrink nói.
Vấn đề nhân quyền được cho là điều cấm kỵ với chính phủ Việt Nam,
họ từ chối trả lời câu hỏi của Reuters về mức độ cải thiện nhân quyền tại nước
này.
Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các nhà hoạt động ở Việt Nam, trong đó có
tiến sĩ Nguyễn Quang A, người vừa gặp ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng
Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tuần trước.
Ông Quang A là một trong vài nhà hoạt động vừa bị truyền hình nhà
nước hôm 15/5 cáo buộc kích động các cuộc biểu tình gần đây.
Đã có nghi ngại về việc nhượng bộ quá nhiều nếu Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh
cấm vận vũ khí cho một chính quyền mà tổ chức Theo dõi Nhân quyền mô tả
"thuộc nhóm chính quyền áp bức nhất thế giới " trong một bức thư gửi
Tổng thống Obama.
Dân biểu Loretta Sanchez nói rằng Washington nên thận trọng trước
"một chính quyền liên tục quấy rối, bắt giữ và giam cầm công dân của
họ".
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, cựu tù nhân chiến tranh
ở Hà Nội, người ủng hộ việc nới lỏng lệnh cấm vận năm 2014, cho biết việc Hoa Kỳ
bán công nghệ an ninh hàng hải cho Việt Nam không nên bị hạn chế, nhưng việc
bán các loại vũ khí khác nên xem xét từng trường hợp một và tương ứng với tiến
bộ nhân quyền.
"Họ [Hà Nội] có cải thiện nhưng vẫn còn phải khắc phục."
Ông Obama dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cựu
Bộ trưởng Công an, nơi mà ông Malinowski năm ngoái nhận định "nắm giữ chìa
khóa" về mức độ tiến triển của quan hệ Việt - Mỹ.
Nhưng nhà phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp cho biết, nhân quyền
không hẳn là vấn đề hạn chế việc thắt chặt quan hệ giữa hai nước, trong bối
cảnh Hoa Kỳ "còn nhiều lợi ích khác".
"Nhân quyền vẫn là vấn đề chính trị không được đặt nặng như
các vấn đề hợp tác chiến lược và nỗ lực chung để kiểm soát tham vọng của Trung
Quốc ở Biển Đôn trong chương trình nghị sự song phương," ông nói.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment