Thông điệp của Tổng thống Obama
và khát vọng dân chủ của người Việt Nam
Gia Minh, PGĐ Ban
Việt ngữ RFA
2016-05-25
2016-05-25
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama tạm biệt người dân Hà Nội hôm 24/5/2016.
AFP
00:00/00:00
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trưa nay rời Sài Gòn kết thúc chuyến
thăm gần ba ngày qua tại Việt Nam. Tuy ông đã đi nhưng những thông điệp ông đưa
ra trong bài phát biểu với người dân Việt Nam vẫn còn vang vọng trong lòng
những người quan tâm đến tình hình đất nước.
Đồng thuận & tiếc nuối
Bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Trung tâm Hội
nghị Quốc gia Mỹ Đình vào sáng ngày 24 tháng 5 được nhiều người Việt Nam theo
dõi.
Một thông điệp trong bài phát biểu của ông Obama được tán thành và
loan truyền ngay trên mạng xã hội facebook là ‘người Việt Nam quyết định tương
lai của người Việt’, ‘tương lai nằm trong tay các bạn’. Chính ông cũng trích
câu trong bài thơ của Lý Thường Kiệt ‘ Sông núi nước nam Vua Nam ở/Rành rành đạ
được định tại sách trời’.
Bạn trẻ Huỳnh Thành Phát từ Sài Gòn cho biết hoàn toàn đồng ý với thông
điệp vừa nêu trong bài phát biểu với người dân Việt Nam của tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama vào ngày hôm qua:
Thông điệp chính nhất mà ông Obama đưa ra là Mỹ hoàn toàn ủng hộ về
nhân quyền, nhưng mà người Việt Nam muốn có nhân quyền phải tự đấu tranh lấy.
Còn Mỹ chỉ đứng sau hỗ trợ thôi chứ không thể nào đứng ra đấu tranh giúp người
dân Việt Nam được.
-Huỳnh Thành Phát
-Huỳnh Thành Phát
“Thông điệp chính nhất mà ông Obama đưa ra là Mỹ hoàn toàn ủng hộ về
nhân quyền, nhưng mà người Việt Nam muốn có nhân quyền phải tự đấu tranh lấy.
Còn Mỹ chỉ đứng sau hỗ trợ thôi chứ không thể nào đứng ra đấu tranh giúp người
dân Việt Nam được.
Tôi nghĩ đó là điều hợp lý vì trong chuyến thăm lần này của ông Obama
tôi cũng không mong đợi gì nhiều hơn. Vì tôi thấy người ở Việt Nam mà không tự
giải quyết vấn đề ở Việt Nam mà phải đợi một ông ở nước ngoài đến giải quyết
thì thật là vô lý.”
Một bạn trẻ khác là Long Trần cũng cùng quan điểm:
“Tôi nhận thấy ông Obama muốn truyền đạt một thông điệp cho Việt Nam
là nếu muốn dân chủ thì dân tộc, các bạn trẻ, sinh viên phải hung cường, đứng
dậy đi lên chứ ai mà giúp cho mình đâu!
Vấn đề mà minh muốn dân chủ hay cái gì đó thì trước hết trình độ dân
trí phải nâng cao lên; chứ không thể ngồi một chỗ mà mong Mỹ, Úc hay Anh qua
giúp mình có dân chủ; theo tôi điều đó là không có!”
Trong khi đó giáo sư Nguyễn Đình Cống, từ Hà Nội cho biết ông theo
dõi kỹ bài phát biều của tổng thống Barack Obama và ông cho rằng chưa thật sự
hài lòng lắm. Ông trình bày:
“Nói chung tôi thông cảm với ông Obama, những điều ông nói ra là tốt
nhưng có hai điều tôi mong đợi dù ông có đề cập đến mà chỉ đề cập ‘vừa vừa’
thôi chứ chưa đúng mong đợi của người dân Việt Nam.
Người dân Sài Gòn chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm
24/5/2016. Official White House Photo by Pete Souza.
Thứ nhất vấn đề Biển Đông ông chỉ nói sẽ bảo đảm việc thông thương
đi lại, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, không ai được ngăn
cấm. Nhưng chuyện quan trọng không để cho Tàu lấn chiếm Biển Đông, xây những
thứ như thế, ngăn chặn việc làm ‘vớ vẩn’ của Tàu thì ông chưa dám nói đến. Tôi
chắc rằng đó là yêu cầu do lãnh đạo Việt Nam. Không biết lãnh đạo Việt Nam đề
nghị ông không nói thế nào?
Chuyện thứ hai về nhân quyền ông cũng đề cập đến nhưng đề cập chung
chung thôi; chứ không đề cập đến báo cáo nhân quyền của Quốc hội Mỹ vừa rồi. Và
trong cuộc gặp các đại diện dân sự ông cũng không nói tới: chuyện các tù nhân
lương tâm, các vấn đề dân sự ở Việt Nam.
Tôi muốn nghe những lời nói tương đối thẳng thắn hơn, mạnh dạn hơn;
nhưng tôi chưa được nghe. Nhưng tôi cũng thông cảm với ông Obama, chắc rằng ông
phải tính đi, tính lại và ông chỉ nói được đến thế thôi vì theo nguyên lý không
can thiệp sâu vào công việc của Việt Nam.
Ông có nói câu: chuyện của Việt Nam như thế nào đó là chuyện của các
anh, chuyện của nhân dân và lãnh đạo của các anh. Thế thôi!”
Hân hoan đón chào
Dù chưa thật sự hài lòng với một số điểm trong bài phát biểu của
tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội
vào sáng ngày 24 tháng 5; nhưng giáo sư Nguyễn Đình Cống nói rằng ông rất muốn
xuống đường để đón vị nguyên thủ nước Mỹ đến thăm như nhiều người khác, song do
sức khỏe yếu và có thể bị chặn nên ông đành ngồi nhà theo dõi qua truyền hình.
Trong khi đó thì nhiều bạn trẻ cũng như những người quan tâm hăng
hái đí đón ông này và qua những hình ảnh có được trên truyền thông Việt Nam, họ
nhận định tổng thống Barack Obama có phong thái thân thiện, gần gũi với những
người dân Việt Nam.
Bạn Huỳnh Thành Phát có ý kiến:
Ấn tượng đối với tôi là tổng thống Mỹ với một lực lượng hùng hậu
như vậy mà vẫn giản dị hơn nhiều người ở Việt Nam. Phong cách hơn nhiều nhà lãnh
đạo của Việt Nam rất nhiều bậc.
-Huỳnh Thành Phát
-Huỳnh Thành Phát
“Ấn tượng đối với tôi là tổng thống Mỹ với một lực lượng hùng hậu như
vậy mà vẫn giản dị hơn nhiều người ở Việt Nam. Phong cách hơn nhiều nhà lãnh
đạo của Việt Nam rất nhiều bậc.
Nhiều người so sánh chuyến thăm của Obama như một cuộc bầu cử giữa
tự do và cộng sản, việc người dân ra đón Obama chứng tỏ người dân đứng về phía
tự do và nhân quyền nhiều hơn.”
Và nhận xét của bạn Trần Long:
“Rất giản dị, thân thiện, ông tổng thống mà vẫn ngồi ăn bún chả và
bắt tay với người dân. Tôi thấy nền dân chủ của họ rất phát triển. Ông ta không
xem là lãnh tụ mà rất gần gũi.”
So sánh
Việt Nam thường xuyên đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia như tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama; nên những người quan tâm cũng đưa ra một so sánh với
những đón các vị nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống phát biểu về điều này:
“Việc đón thì phải chú ý đến mấy ông này: một là ông Putin, ông Medvedev
( Nga) khi hai ông này sang thì dân Việt Nam cũng phấn khởi, cũng chào đón,
cũng vui vẻ; rồi đến những người như Tập Cận Bình của tàu, rồi các tổng thống
của Mỹ.
Tổng thống Mỹ thì có ông Bill Clinton, ông Bush và bây giờ đến ông
Obama. Phải nói rằng dân Việt Nam đi đón tổng thống Mỹ thì có cái gì đó phấn
khởi hơn.
So sánh thì không so sánh được vì như Tập Cận Bình chẳng hạn thì phải
ép buộc nhân dân đi đón chứ nhân dân không thực lòng. Còn đi đón Obama dù chính
quyền không tổ chức mà nhân dân tự động đi đón.
Đi đón Tập Cận Bình thì không được như thế, dù cho người ta có bắt
buộc. Ép buộc dân phải đi đón thì làm sao có được tình cảm như vậy được.”
Nhiều ý kiến được loan truyền trên mạng xã hội facebook cho rằng
việc cả chục ngàn người dân tại Sài Gòn và hàng dài dân chúng Hà Nội xuống đường
đón tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama một cách tự nguyện như vừa qua có thể diễn
giải như là một khát vọng dân chủ của người dân. Dù rằng cũng có ý kiến dường
như tâm lý đám đông cũng còn nặng với lập luận nếu số người đi đón ông Barack
Obama cũng hăng hái lên tiếng về những vấn đề xã hội khác tại Việt Nam như thảm
họa môi trường cá chết ở miền Trung… thì hẳn sẽ có nhiều đổi thay tích cực cho
đất nước.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment