Việt Nam cần làm gì để phát
triển công tác xã hội chuyên nghiệp?
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-02-15
2016-02-15
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Họp báo về Hội thảo
khoa học quốc tế “Nâng cao chất lượng đào tạo, chuyên nghiệp hóa dịch vụ công
tác xã hội”.
Courtesy molisa.gov.vn
Dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp là đề tài thảo luận
tại hội thảo khoa học quốc tế do Đại Học Lao Động Xã Hội TP Hồ Chí Minh phối
hợp cùng một số tổ chức và một số khoa học gia nước ngoài hồi tháng Giêng vừa
qua.
Cần nâng cao chất lượng đào tạo
Kết quả buổi hội thảo cho thấy việc nâng cao chất lượng đào tạo
công tác xã hội và chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội là điều hết sức cần
thiết cho một đất nước trên đà phát triển như Việt Nam.
“Nâng cao chất lượng đào tạo, chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác
xã hội” cũng là tựa đề của buổi hội thảo qui tụ nhiều chuyên gia Hoa Kỳ, Anh,
Nga, Singapore bên cạnh các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các tổ chức xã
hội, tổ chức quốc tế, khoa học gia, chuyên gia, giảng viên các học viện vân vân...
Công tác xã hội là ngành rất quan trọng mà mới và thiếu ở Việt
Nam. Quan trọng nhất là trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay rất cần những
người làm công tác xã hội ở các cộng đồng, cách địa phương.
-TS Vũ Mạnh Lợi
-TS Vũ Mạnh Lợi
Nội dung buổi hội thảo nêu lên những tiêu đề thảo luận như Việt
Nam đã phê duyệt Đề Án Phát Triển Công Tác Xã Hội Quốc Gia từ năm 2010, qua đó
công tác xã hội chính thức được nhìn nhận là một nghề mới có tính cách chuyên
nghiệp.
Phát triển dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp là một
vấn đề quan trọng được nói đến từ rất lâu chứ không phải mới. Phó giáo sư tiến
sĩ Vũ Mạnh Lợi, tốt nghiệp khoa Xã Hội Học Đại Học Washington ở Seatle,
Wahington State, hiện là giảng viên Học Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, giảng
viên về công tác xã hội Đại Học Thăng Long, Hà Nội, nhận định như vậy:
“Công tác xã hội là ngành rất quan trọng mà mới và thiếu ở Việt Nam.
Quan trọng nhất là trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay rất cần những người
làm công tác xã hội ở các cộng đồng, cách địa phương, để hỗ trợ cho bà con
trong nhiều lãnh vực khác nhau. Cá nhân tôi thì tôi nghĩ hội thảo đó và việc
xây dựng phát triển ngành này là cực kỳ quan trọng, tôi hoàn toàn đồng ý với ý
kiến của các chuyên gia quốc tế.”
Tính đến lúc này, toàn quốc Việt Nam có 76 Đại Học, Cao
Đẳng, Trung Cấp mỗi năm cung ứng khoảng 2.400 đến 3.000 cán sự hay nhân viên
công tác xã hội. Theo nhận định của giới chuyên gia thì tuy số lượng tăng nhanh
như thế nhưng chất lượng đào tạo nhân viên công tác xã hội xem ra còn kém và
thiếu tính chuyên nghiệp.
Theo tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên
nghiệp phát triển chậm hơn nhiều so với sự phát triển kinh tế:
“Cải cách kinh tế của Việt Nam xảy ra đầu năm 90, nếu nói theo mốc
chính thức là từ năm 1986, nhưng trên thực tế phải 4 năm sau thì cải cách kinh
tế mới thực sự bắt đầu. Quá trình thay đổi lĩnh vực xã hội ở Việt Nam thông
thường chính phủ nói là nó song hành với kinh tế nhưng trên thực tế thì không
phải, trên thực tế bao giờ cũng chậm hơn. thường thôi.
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Nâng cao chất
lượng đào tạo, chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội”. Courtesy
molisa.gov.vn
Riêng
trong lãnh vực công tác xã hội sự thay đổi chậm có lý do của nó. Ở Việt Nam hồi
xưa chính phủ đảm nhiệm hoàn toàn việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. Thời
bao cấp nhà nước là người duy nhất cung cấp dịch vụ từ y tế, chăm sóc sức khỏe,
giáo dục rồi các dịch vụ khác như nhà ở, nước sạch các thứ... Hồi đấy không ai
gọi đó là công tác xã hội cả, cho nên khu vực dành cho các xã hội dân sự để tự lo
lấy các nhu cầu xã hội của mình thì nó không phát triển. Bây giờ trong bối cảnh
chuyển đổi sang kinh tế thị trường, kể cả thể chế chính trị hành chính cũng thay
đổi theo, thì người ta càng ngày càng thấy rõ hơn là cái phần mà nhà nước cung
cấp dịch vụ xã hội cho nhân dân bây giờ là không đủ. Thế thì nó cần sự tham gia
của các tổ chức xã hội, của cộng đồng. Từ đó nẩy sinh vấn đề cần sự phát triển
một chuyên nghành Công Tác Xã Hội một cách chuyên nghiệp, kể cả chuyện ngày nay
chúng ta dùng từ Công Tác Xã Hội mà ngày xưa không dùng từ đấy…”
Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Tại buổi hội thảo về phát triển dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên
nghiệp, giám đốc trường Đại Học Lao Động-Xã Hội cơ sở II, phó giáo sư tiến sĩ
Bùi Anh Thủy, đề cập đến việc thiết kế một chương trình đào tạo ở các bậc học
theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, kết hợp đào tạo với kiểm huấn, thực
hành.
Bên cạnh đó, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Anh Thủy nói tiếp, Việt Nam
cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề Công Tác Xả Hội để tiếp cận chuẩn
quốc tế.
Về lãnh vực đào tạo người hành nghề Công Tác Xã Hội chuyên nghiệp,
tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi của Học Viện Khoa Học Xã Hội đưa ra một cái nhìn rộng hơn:
“Tôi
nghĩ nhà nước chỉ tạo ra các chính sách, tạo thuận lợi cho việc phát triển, còn
việc đào tạo tôi nghĩ phù hợp hơn là việc của các tổ chức xã hội dân sự của
cộng đồng, có thể là các tổ chức phi chính phủ trong nước hoặc các tổ chức phi
chính phủ quốc tế.
Tôi nghĩ nhà nước chỉ tạo ra các chính sách, tạo thuận lợi cho
việc phát triển, còn việc đào tạo tôi nghĩ phù hợp hơn là việc của các tổ chức
xã hội dân sự của cộng đồng, có thể là các tổ chức phi chính phủ.
-TS Vũ Mạnh Lợi
-TS Vũ Mạnh Lợi
Nhưng
không chỉ những người đó mà có những người hành nghề độc lập, họ không có tổ
chức gì cả nhưng họ được đào tạo bài bản. Thế thì tôi nghĩ đào tạo Công Tác Xã
Hội cần sự tham gia rộng rải hơn, cần một cách nhìn rộng mở hơn, bao gồm cả
những người hành nghề công tác xã hội mà không nhất thiết trong một tổ chức.
Những người có năng lực nhất định về một lãnh vực nhất định, họ am hiểu thì họ
có thể cung cấp tư vấn, cung cấp lời khuyên, cung cấp những dịch vụ xã hội, tư
vấn pháp lý, giáo dục... Rất nhiều mà không nhất thiết ở trong khuôn khổ của
các tổ chức NGO.”
Theo thứ trưởng Bộ Thương Binh, Lao Động Và Xã Hội, ông Doãn Mậu Diệp,
từ giờ đến 2020 Việt Nam cần đào tạo khoảng trên 60.000 nhân viên hành nghề
Công Tác Xã Hội chuyên nghiệp. Mục đích của việc đào tạo 60.000 cán sự xã hội
có tay nghề, thứ trưởng Doãn Mậu Diệp giải thích, sẽ góp phần giải quyết cũng
như phòng ngừa các vấn đề xã hội như bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em bị
ngược đãi, nạn buôn người, nạn xâm hại tình dục thiếu nhi, chưa kể những đối
tượng đặc thù như người già, người tàn tật, người yếu thế cần sự giúp đỡ...
Đối với tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, đào tạo 60.000 nhân viên hành nghề
Công Tác Xã Hội chuyên nghiệp từ giờ đến 2010 là một thách đố lớn trong thời gian
ngắn:
“Trong
thời gian từ giờ đến 2020 mà nói về đào tạo chính qui, bài bản thì chắc chỉ
được một số nhỏ thôi. Tuy nhiên điều quan trọng là người có trách nhiệm đã nhận
thức được nhu cầu, trách nhiệm và việc phải làm thì có nhiều cách, không phải
là hay nhất và lý tưởng nhất, nhưng mà nó đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã
hội.
Lớp
lang bài bản thì có thể đào tạo ra được một nhóm, một số lượng khá đông người
hành nghề Công Tác Xã Hội trong một thời gian khá ngắn. Tức là vừa cần đào tạo
bài bản vừa cần đào tạo vừa làm vừa học.”
Điều vô cùng quan trọng nữa trong công tác đào tạo, tiến sĩ Vũ
Mạnh Lợi thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội kết luận, là vai trò của chính phủ trong
việc đầu tư vào lãnh vực này. Nói một cách khác, phải huy động được sự đầu tư
và nguồn lực của chính phủ vào việc xây dựng các dịch vụ xã hội cũng như đào
tạo ngành nghề công tác xã hội.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment