BỌN CS BẮC KINH; CHÚNG CHỈ HUNG HĂN CON
"BỌ XÍT" HÙ DỌA CÁC NƯỚC NHƯỢC TIỂU QUANH VÙNG MÀ THÔI!. ĐỐ CHÚNG;
THỬ ĐỤNG TỚI CHIẾN HẠM MỸ THÌ MỚI THẤY
"QUAN TÀI & TRÀO LỆ".
CSBK THỪA BIẾT; NẾU CHIẾN TRANH NỔ RA NGAY BÂY
GIỜ VỚI MỸ, THÌ CHỈ
CẦN 24 TIẾNG ĐỒNG HỒ SAU, MỘT LỰC LƯỢNG ĐỆ
THẤT HẠM ĐỘI MỸ TIÊU
DIỆT TOÀN BỘ HẢI QUÂN LẠC HẬU CỦA CSBK.
ÂM MƯU CỦA CSBK LÀ BẮT ĐẦU CHIẾN DỊCH TB CHỦ
QUYỀN, THĂM DÒ CHÍNH QUYỀN BARACK OBAM NHU
NHƯỢC. VÀ CHỜ QUA CUỘC BẦU CỬ TT
MỸ VÀO THÁNG 11 TỚI.
NẾU PHÙ THỦY ĐẦU CHUỘT,
CÁNH DƠI HIL LARY
(DC) ĐẮC CỬ TT MỸ Là CƠ HỘI "NGÀN VÀNG.
NGƯỢC LẠI; (CH) ĐẮC CỬ THÌ
CON BẠCH TUỘC CSBK THỤT VÒI, COI NHƯ HẾT THỜI
DIỆU VÕ & GIƯƠNG
OAI.@
Chiến hạm Mỹ USS Curtis
Wilbur ( trong ảnh ) đã đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh một đảo do Trung
Quốc kiểm soát ở Biển Đông ngày 30/01/2016.REUTERS/U.S. Navy/Mass Communication
Specialist 3rd Class Declan
Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không
tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày
19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng
thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám
tiến lại gần Hoàng Sa.
Chính tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản
Trung Quốc đã tung ra lời đe dọa kể trên trong một bài viết đăng trên một trang
mạng xã hội của tờ People’s Daily, ấn bản hải ngoại của tờ báo.
Theo bài bình luận, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng
rắn để “ dậy cho Mỹ một bài học ”, lập lại nguyên
văn lời lẽ mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với Hà Nội cách nay đúng 37 năm khi xua
quân đánh vào miền Bắc Việt Nam.
Đối với tác giả bài bình luận, quần đảo Hoàng Sa - dưới quyền kiểm
soát của Trung Quốc từ hơn 40 năm nay – là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong
việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình
bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào.
Biện pháp chống lại bao gồm việc áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu
vực, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào
tàu Mỹ.
Bắc Kinh cũng dùng phiên bản phổ thông đại chúng của tờ Nhân Dân
Nhật Báo là Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) để hù dọa Washington. Trong một
bài xã luận công bố hôm qua, 18/02, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu hiếu chiến
này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường năng lực “ tự vệ ” của mình ở Biển Đông để đối phó
với các “ hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn
từ phía quân đội Mỹ ”.
Tờ báo không ngần ngại xác định là kết quả của việc triển khai tên
lửa tại Hoàng Sa là “ Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước
nào khác, sẽ cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu
vực ”.
Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh đã rất giận dữ sau hai chiến dịch
tuần tra mà hải quân Mỹ đã thực hiện bên trong vùng 12 hải lý của các đảo đá mà
Bắc Trung Quốc kiểm soát, cụ thể là Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa vào cuối năm
ngoái, và Đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm nay. Ngoài ra Mỹ còn cho
B-52 bay trên không phận các đảo này.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, một
nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh có khả
năng triển khai tên lửa chống hạm đến Hoàng Sa, bố trí thêm các loại vũ khí
trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo này, chứ không riêng gì trên đảo lớn Phú
Lâm.
Mỹ thúc giục Úc tuần tra vì quyền tự do hàng
hải ở Biển Đông
Hải quân Mỹ và Úc phối
hợp tác chiến trong cuộc tập trận Talisman Saber 2013(U.S. Navy)
Đang có mặt tại Sidney, tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ tại
Thái Bình Dương, phó đô đốc Joseph Aucoin kêu gọi Úc cùng Mỹ tuần tra trong
vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tôn tạo trái phép tại Biển
Đông.
Trả lời báo chí ngày 22/02/2016 trong khuôn khổ một loạt các cuộc
họp cấp cao với đối tác Úc, để bàn về những mối lo ngại trước việc Trung Quốc
quân sự hóa Biển Đông, phó đô đốc Joseph Aucoin tuyên bố :
Việc Úc và các quốc
gia khác đưa tàu tuần tra vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo đang được Trung
Quốc bồi đắp tại vùng có tranh chấp lãnh hải, sẽ phục vụ những “
lợi ích tốt nhất ” đối với khu vực.
Bản tin của Reuters nhắc lại từ tháng 10/2015 Hoa Kỳ đã hai lần
đưa tàu tuần tra vào quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các vùng có tranh chấp chủ
quyền lãnh hải ở Biển Đông giữa Trung Quốc, Đài Loan và nhiều quốc gia khác
trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Malaysia hay Brunei.
Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ khẳng định : Mỹ
“ sẽ không thay đổi những gì đang làm và sẽ còn tiếp tục các hoạt động đó trong
nhiều thập niên nữa ”. Tuy nhiên phó đô đốc Aucoin lưu ý, các chiến
dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ không nhằm gây hấn và những
đợt tuần tra đó không phải là hành động để
“ Mỹ đối đầu Trung Quốc ”.
Sau
cùng, tư lệnh Hạm đội 7- Thái Bình Dương của hải quân Mỹ khẳng định lại : việc
Trung Quốc triển khai tên lửa tới đảo Phú Lâm không
ngăn cản được quân đội Hoa Kỳ " tiếp tục các chuyến bay và
tuần tra trên biển trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, kể cả trong vùng " Biển
Đông.
Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, Việt Nam
phô trương sức mạnh quân sự
Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường
Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013)REUTERS
Đang từ hạng 43, Việt Nam nhảy vọt lên hạng 8 trong bảng xếp hạng
của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm-SIPRI về các nước nhập khẩu vũ khí trên toàn
cầu. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Việt Nam mua vào gần 3 % vũ khí của thế
giới, đứng trước cả Hàn Quốc hay Singapore. Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
là động cơ thúc đẩy Hà Nội tăng chi phí quân sự.
Việt Nam bất ngờ trở thành một trong 10 nước mua vũ khí nhiều nhất
trên thế giới trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Theo các số liệu của viện SIPRI
vừa được công bố ngày 22/02/2016, trong thời gian từ 2011 đến 2015, một nước nhỏ
như Việt Nam đã mua vào 2,9 % vũ khí của thế giới. Đây là một tỷ lệ tương đương
với Hoa Kỳ.
Để so sánh, cũng trong giai đoạn vừa qua, một quốc gia như Hàn Quốc
chỉ chiếm 2,6 % thị trường nhập khẩu vũ khí của toàn cầu, cho dù Seoul đang
phải đối mặt với thách thức về an ninh, đặc biệt là trước những hành vi khiêu
khích từ phía Bắc Triều Tiên.
Một điểm đáng lưu ý khác được báo cáo vừa được công bố sáng nay
của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm nêu bật, đó là bước nhảy vọt rất dài của
Việt Nam trên thị trường nhập khẩu vũ khí của toàn cầu. So với giai đoạn 2006-2010
chi phí quân sự của Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 43 trên thế giới, tương đương
0,4 % thị phần quốc tế. Nhưng chỉ 5 năm sau, các khoản chi tiêu quân sự của
Việt Nam đã được nhân lên gấp 7 lần.
Yếu tố Biển Đông
Vài giờ trước khi SIPRI công bố báo cáo về các hoạt động mua bán
vũ khí trên thế giới trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2015, tờ báo tài chính Mỹ,
The Wall Street Journal, ấn bản trên mạng trích lời ông Trần Công Trục, nguyên
trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam cho rằng : đầu tư vào các trang thiết
bị quân sự của Việt Nam tăng mạnh là “
điều hiển nhiên và cần thiết đặc biệt kể từ khi Biển Đông đang trở thành một
điểm nóng ”. Tuy nhiên quan chức này cũng nhấn mạnh rằng việc Việt
Nam hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự nói trên không đặc biệt nhắm vào
Trung Quốc.
Theo các số liệu chính thức, năm 2014 ngân sách quốc phòng của Việt Nam đạt 4,3 tỷ đô la, một
giọt nước so với khoản tiền 132 tỷ của bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Tuy nhiên theo giới phân tích, trên thực tế,
các khoản chi phí quân sự của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều cao hơn nhiều so
với các con số vừa nêu.
Nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal nhìn nhận quan hệ
giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã xấu hẳn đi sau vụ Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 vào
vùng biển của Việt Nam hồi tháng 5/2014 và gần đây nhất là sự kiện ảnh vệ tinh
tiết lộ Bắc Kinh triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa,
nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và cả Đài Loan. Việt Nam
cũng không ngừng chỉ trích Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa, một
điểm nóng khác trong quan hệ song phương.
Theo giới phân tích chiến lược bành trướng của Trung Quốc tại Biển
Đông không là động cơ duy nhất thôi thúc Việt Nam tăng chi phí quân sự. Chính
sách hiện đại hóa quân đội của Việt Nam còn theo đuổi một tham vọng lớn lao
hơn.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm hạng
Kilo của Nga có trang bị tên lửa dẫn đường ; trang bị máy bay tiêm kích Sukhoi
Su30MK2, 6 tàu tuần duyên và hệ thống phòng không hiện đại do Israel chế tạo
...
Theo nhận định của chuyên gia Siemon Wezeman, Viện Nghiên Cứu Hòa
Bình Stockholm SIPRI, đành rằng, đây chưa phải là những loại vũ khí tối tân nhất
nhưng trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông hiện nay, việc hiện đại hóa các
trang thiết bị quân sự như vậy cũng là một tín hiệu Hà Nội gửi tới Bắc Kinh. Đó
là trong trường hợp xảy ra xung đột, Việt Nam cũng có khả năng kháng cự.
Còn theo quan điểm của chuyên gia Carlyle Thayer, Học việc Quốc
phòng Úc, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu vũ khí quan
trọng của thế giới trong những năm sắp tới, đồng thời Việt Nam cũng đang hướng
tới việc mở rộng công nghệ lắp ráp. Đương nhiên Hà Nội rất quan ngại trước
những hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và do vậy, theo giáo sư
Thayer, không có lý do gì để Việt Nam ngưng hiện đại hóa bộ máy quân sự.
Trong tương lai, Việt Nam sẽ còn nhập khẩu thêm tàu tuần tra, máy
bay không người lái và những trang thiết bị phòng không hiện đại khác. Chuyên
gia Carlyle Thayer nhắc lại, kể từ khi xóa bỏ cấm vận vũ khí sát thương trên biển
với Việt Nam, Hoa Kỳ đang nóng lòng để trở thành một nhà cung cấp trang thiết
bị quân sự cho Việt Nam, thu hẹp ảnh hưởng của Nga với quốc gia Đông Nam Á này.
Tên lửa ở Hoàng Sa: Trung Quốc ‘ngụy biện’ về
nguyên do gây căng thẳng
Sinh viên Philippines
biểu tình phản đối Trung Quốc triển khai tên lửa ở Hoàng Sa. Manila,
19/02/2016.Reuters
Sau khi vụ triển khai tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm, Hoàng
Sa bị vạch trần, gây lo ngại nơi các láng giềng, Trung Quốc đã liên tiếp ngụy biện,
cho rằng mình không hề gây nên căng thẳng mà chính báo chí ngoại quốc và các
nước khác là căn nguyên làm cho tình hình bị khuấy động.
Trang mạng thông tin quốc tế Quartz, trụ sở tại New York, vào hôm
nay, 19/02/2016 đã ghi nhận như sau : « Láng giềng của Trung Quốc cho là việc triển
khai tên lửa là hành động làm căng thẳng leo thang, nhưng Bắc Kinh thì không
nghĩ vậy. Họ cho rằng nguyên nhân chính là việc các nước khác nói đến hành động
đó ».
Đối với mạng thông tin Quartz, hai bài xã luận mới đây trên tờ
Hoàn Cầu Thời Báo, và một bài của Tân Hoa Xã đã nêu bật sách lược « ngụy biện »
đó. Tờ báo hung hăng này đã cảnh cáo Mỹ và Úc là không nên làm « bất cứ điều gì
có thể gây tổn hại cho hòa bình khu vực », như chỉ trích Trung Quốc tăng gia số
lượng vũ khí chết người ở Biển Đông chẳng hạn.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã dẫn lời bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm
17/02, tố cáo « hành vi thổi phồng của một số phương tiện truyền thông phương
Tây, nhai lại cái gọi là ‘hiểm họa Trung Quốc’ ».
Tuyên bố của bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không khác gì phát biểu
của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trước đó khi ông phủ nhận những cáo buộc
của Mỹ và Đài Loan về việc Bắc Kinh cắm tên lửa tại Hoàng Sa, cho rằng đó là
những tin bịa đặt « của một số phương tiện truyền thông phương Tây ».
Luận điểm kể trên đã được giới chức ngoại giao Trung Quốc tiếp tục
triển khai sau đó. Trước ngày ngoại trưởng Úc Julie Bishop ghé thăm Trung Quốc,
ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã đánh phủ đầu : « Úc
nên có lập trường khách quan và vô tư, tránh gây phương hại cho hòa bình và ổn
định khu vực ».
Điều mà theo Bắc Kinh có thể gây hại cho nền hòa bình của khu vực
chính là một ý định được tuyên bố trước của ngoại trưởng Úc là sẽ chất vấn Bắc
Kinh về vấn đề xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, cũng như lập trường của Úc ủng hộ
việc Philippines nhờ một tòa án trọng tài quốc tế phán xét về tranh chấp lãnh
hải với Trung Quốc.
Điều đáng nói là sách lược ngụy biện của Bắc Kinh không chỉ dừng ở
đấy. Sau khi chối là không có chuyện đưa tên lửa ra Hoàng Sa, trước những bằng
chứng hiển nhiên cho thấy bãi biển Phú Lâm không có giàn phóng tên lửa Hồng Kỳ HQ-9
trước ngày 14/02, những lại thấy có vào ngày đó, Bắc Kinh lập tức đổi lập luận,
cho rằng các phương tiện để tự vệ đã được chuyến đến đó từ trước đây.
Giải thích của Trung Quốc về mục tiêu của việc triển khai vũ khí
đó rất rõ ràng : đó chỉ là để phòng thủ một vùng lãnh thổ thuộc về Trung Quốc «
từ ngàn xưa », và việc võ trang để tự vệ là một điều được luật pháp quốc tế cho
phép. Đối với phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi, điều đó không
liên quan gì đến việc quân sự hóa.
Đối với trang mạng Quartz, quan điểm được ông Hồng Lỗi nhấn mạnh
trong phát biểu nói trên là Bắc Kinh xem Hoàng Sa trước hết là lãnh thổ Trung
Quốc, rồi sau đó mới là lãnh thổ có tranh chấp. Điều đó có thể giúp giải thích
vì sao mà Trung Quốc lại có thể cho rằng nói về các vụ triển khai vũ khí gây
mất ổn định nhiều hơn là bản thân việc triển khai này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment