Sunday, 7 August 2016

Ở một nước sắp lên đến thiên đường xã hội chủ nghĩa


Show original message

 

Ở một nước sắp lên đến thiên đường xã hội chủ nghĩa

Đỗ Quân

Ở một nước sắp lên đến  thiên đường xã hội chủ nghĩa


Theo bạn thì công chức ở quốc gia nào sướng nhất thế giới?
Nếu câu trả lời là Việt Nam thì… chưa hoàn toàn đúng. Đành rằng công chức Việt Nam có thể ra quán uống cà phê hay nhậu trong giờ làm việc, nhưng họ cũng vẫn phải đến sở 5 ngày một tuần. Còn có một nơi khác công chức «hạnh phúc» hơn.
Những người làm việc trong các cơ quan chính phủ của một quốc gia cũng đang đồng hành với Việt Nam trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, nước Cộng hòa Venezuela ở Châu Mỹ La tinh, được lệnh của tổng thống chỉ đi làm việc 2 ngày một tuần!
Tuy nhiên, tội nghiệp cho họ. Họ không dùng các ngày không cần đi làm vào việc vui chơi, giải trí mà để đổ ra đường, xếp hàng mua bất cứ thứ gì có thể mua được.
Hồi đầu tháng này, sắc lệnh thoải mái đó đã được rút lại, nhưng các nhân viên nhà nước vẫn chưa cần đến sở đủ 5 ngày một tuần.
Năm 2014, ông Moisés Naim, cựu Bộ trưởng Thương mại và Kỹ nghệ kiêm Giám đốc Ngân hàng Trung ương của Venezuela từ 1989 đến 1990, viết trên tạp chí The Atlantic về tình hình đất nước của ông:
«Venezuela hiện là nhà vô địch thế giới của lạm phát, giết người, bất an, và tình trạng thiếu hàng thiết yếu, từ sữa cho trẻ em đến insulin cho bệnh nhân tiểu đường và các loại nhu yếu phẩm. Tất cả điều này mặc dù có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới và một chính phủ với quyền kiểm soát tuyệt đối tất cả các định chế và đòn bẩy quyền lực. Đáng buồn thay, chính phủ đó đã sử dụng sự giàu có và thẩm quyền bao la của nó để tiến hành các chính sách dân túy không bền vững, để mua phiếu bầu, để bỏ tù các thủ lãnh đối lập, và đóng cửa các kênh truyền hình. Tình trạng thiếu thốn thường trực các hàng hóa nhu yếu, nỗi sợ hãi tội phạm, và sự tuyệt vọng đã trở nên không thể chịu nổi. “
Hai năm sau, tình trạng đã trở nên tệ hại hơn.
Vượt biên mua nhu yếu phẩm
Năm trăm phụ nữ của thiên đường xã hội chủ nghĩa ở Nam Mỹ đã vượt biên giới sang lân bang Colombia hôm 5 tháng 7. Mặc những chiếc T-shirt màu trắng, các bà nội trợ từ thị trấn Ureña Venezuela, phá vỡ vòng vây của vệ binh quốc gia rồi reo mừng khi băng ngang cầy cầu biên giới để vào thành phố Cúcuta của Colombia.
Họ lao vào các chợ của Cúcuta để giành nhau những cuộn giấy vệ sinh, gói bột mì và các thứ nhu yếu phẩm khác. Họ chấp nhận mua với giá cao hơn “giá chính thức” ở Venezuela đến 10 lần vì hối suất vì những thứ đó họ không thể mua được ở Venezuela. Giống y như tình trạng ở các cửa hàng mậu dịch quốc doanh Việt Nam nhiều năm sau 1975.
Sau chuyến săn hàng thành công, các bà tay xách nách mang kéo nhau qua cầu về nước, vừa đi vừa… hát vang bản quốc ca Venezuela.
Gloria al bravo pueblo
que el yugo lanzó,
la Ley respetando
la virtud y honor.
(tạm dịch: Vinh quang thay những con người can đảm đã rũ bỏ ách cai trị. Tôn trọng luật pháp, đức hạnh và danh dự).
Có lẽ vì các bà hát hay quá, hoặc có lẽ những gì các bà “nhập khẩu” được giá trị quá, ông Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã ra lệnh cho các binh sĩ canh gác cây cầu biên giới phía Tây bang Táchiro mở cửa cái biên giới mà chính ông ra lệnh đóng lại năm 2015 để các bà “vô tư” sang thành phố Cucúta của Colombia đi chợ ngày 11 tháng 7. Nội trong ngày đó, 35 ngàn người đã tràn qua Colombia rồi vét về nước lủ khủ các bao đường, túi bột mì… Đến tuần kế tiếp, biên giới lại được mở, lần này đến hai ngày thứ bảy và Chủ nhật. Hơn 100 ngàn người đã tràn sang Colombia. Nhưng tội nghiệp, nhiều ngưởi trong số này đã phải về tay không vì giá cả đã lên cao quá sức mua của họ. Không phải vì đầu cơ, chính quyền Colombia nói giá cả trong nước họ bị đội lên vì cuộc đình công của ngành vận tải.
Nhưng trong lúc những người dân khốn khổ phải xé hàng rào biên giới hoặc đợi cho đến khi có lệnh của Maduro để được phép sang Colombia ít giờ mua sắm vài ký bột mì thì trên con đường ngược lại, từ Colombia sang Venezuela, từng đoàn xe tải hiên ngang băng qua
Dân chúng lục lọi các đống rác để tìm lương thực- photo Daily Mail
Dân chúng lục lọi các đống rác để tìm lương thực- photo Daily Mail
biên giới và chạy về các khu chợ trời. Có một số chiếc được Vệ binh Quốc gia Venezeula bảo tiêu.
Trong xe là hàng lậu từ Colombia.
Ông Maduro ra lệnh đóng cửa biên giới năm ngoái là để chặn con buôn vét hàng từ Venezuela đem về nước, những món hàng được trợ giá bán rẻ như cho, kiểu như “hàng mậu dịch” ngày xưa ở Việt Nam.
Nhưng nay, khi nạn khan hiếm hàng hoành hành, bọn buôn lậu mang bột bắp, dầu ăn, bột mì từ Colombia trở ngược lại.
Một chuyện hằng ngày ở Venezuela
Trở lại với toilet paper, không chỉ các bà nội trợ Venezuela với vất vả với giấy vệ sinh. Cả đến những doanh gia, chủ nhân các xí nghiệp cũng bị toilet paper hành.
Câu chuyện sắp được kể không phải là chuyện cười: Cách đây hai thập niên, một doanh nhân người Venezuela mở một xí nghiệp sản xuất. Khổ nạn của ông bắt đầu từ năm 2015, khi nghiệp đoàn công nhân nhà máy này quyết định đòi thực thi một điều khoản lâu nay chẳng ai ngó ngàng tới trong thỏa thuận tập thể. Điều khoản này buộc các nhà vệ sinh trong nhà máy lúc nào cũng phải có đầy đủ giấy vệ sinh. Nhưng đến lúc đó, mọi thứ cần thiết nhất cho đời sống ở Venezuela – từ gạo, sữa đến bao cao su ngừa thai cũng đều khó kiếm và việc tìm cho ra một cuộn giấy vệ sinh không phải là dễ, huống hồ tìm cho đủ để bỏ vào tất cả các nhà vệ sinh trong xưởng. Và bất kỳ cuộn giấy vệ sinh nào mà ông thương gia này vất vả tìm được để đưa vào xưởng lập tức biến mất ngay!
Tổng thống Nicolas Maduro nói trước Hội đồng Bộ trưởng tại Miraflores Palace hôm 11/7, lên án việc các nhà băng Hoa kỳ khóa các tài khoản của người Venezuela là một biện pháp cấm vận. Ảnh Reuters
Tổng thống Nicolas Maduro nói trước Hội đồng Bộ trưởng tại Miraflores Palace hôm 11/7, lên án việc các nhà băng Hoa kỳ khóa các tài khoản của người Venezuela là một biện pháp cấm vận. Ảnh Reuters
Ăn cắp giấy vệ sinh nghe có vẻ giễu, nhưng đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với ông chủ hãng: Không giấy cho nhà vệ sinh, ông ta vi phạm thỏa thuận của mình với nghiệp đoàn, và khiến nhà máy của ông gặp nguy cơ nổ ra một cuộc đình công kéo dài. Mà đình công dài có nghĩa là nhà máy sẽ gặp nguy cơ bị chính quyền xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Nicolas Maduro tịch thu!
Sợ hãi cận ảnh này, ông chủ hãng xoay sang chợ đen và tìm được một giải pháp: có một nhà cung cấp (dĩ nhiên là ở chợ đen) có thể giao cho một một lô hàng đủ để kéo dài một vài tháng, với giá cắt cổ, chắc rồi. Hết đường, ông chủ hãng phải chấp nhận để cứu được công ty.
Nhưng chuyện không thần tiên như thế. Ngay khi số giấy vệ sinh được giao đến nhà máy, cảnh sát chìm ập vào. Họ tịch thu lô hàng, công bố đã phá vỡ một ổ đầu cơ tích trữ lớn, nằm trong “cuộc chiến tranh kinh tế” được Mỹ hậu thuẫn chống Venezuela (không khác cách nhà cầm quyền VN la “phản động từ hải ngoại” trong vụ cá chết!).
Ông chủ hãng và ba lãnh đạo hàng đầu của công ty đã bị truy tố tội hình và có thể bị bỏ tù.
Tất cả chỉ vì vài cuộn giấy vệ sinh.
Chuyện này không phải chỉ diễn ra với một chủ hãng người Venezuela. Đầu tháng 7 vừa rồi, nhà máy sản xuất giấy vệ sinh và tã trẻ em của công ty Mỹ Kimberly-Clark đã bị nhà nước tịch thu sau khi nhà máy này phải giảm bớt công suất vì các khó khăn về hối suất, thiếu nguyên liệu và lạm phát.
Bộ trưởng lao động Venezuela của đảng Xã hội (PSUV) cầm quyền đến nhà máy và tuyên bố việc giảm công suất là bất hợp pháp, “Kimberly-Clark sẽ tiếp tục sản xuất, trong tay công nhân.”
Venezuela và chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21
7 copy
Những cuộc xuống đường phản đối chính phủ ngày càng đông người thêm
Venezuela hiện đang trầm luân trong cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất lịch sử nước này. Người dân của quốc gia có trữ lượng dầu hỏa khổng lồ thường xuyên phải nhịn đói. Báo chí đưa tin có gia đình cả ngày chỉ có vài trái xoài đỡ bữa. Những hình ảnh gần đây nhất cho thấy người ta đi bới rác tìm cái ăn. Các siêu thị – hàng hóa chẳng còn bao nhiêu. Chính phủ phải công bố tình trạng khẩn cấp. Xe vận tải thực phẩm phải có lực lượng bảo vệ vũ trang đi kèm vì sợ bị cướp, và các nhu yếu phẩm được phân phối. Dân chúng sắp hàng nhiều giờ, đôi khi qua đêm vào những ngày được quy định để được mua ít gạo và dầu ăn.
Theo các con số của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Venezuela có mức phát t
Hàng người dài dằng dặc trước một chợ tư nhân ở Caracas. Ảnh: Meridith Kohut
Hàng người dài dằng dặc trước một chợ tư nhân ở Caracas. Ảnh: Meridith Kohut
riển kinh tế âm tệ hại nhất thế giới – 8% và mức lạm phát cũng thế, gần 500%. Tỷ lệ thất nghiệp hiện khoảng 17% và còn đang leo thang, có thể lên nhanh chóng đến 30%.
Cuộc khủng hoảng này diễn ra ở quốc gia nằm trên kho vàng đen. Venezuela được Thượng đế đãi ngộ tặng cho một kho dầu hỏa và khí đốt khổng lồ.
Tình trạng khốn khổ ngày nay ở Venezuela là kết quả một một cuộc phiêu lưu cứng đầu ngược chiều lịch sử vào chủ nghĩa xã hội của cố Tổng thống Hugo Chavez, và của đương kim Tổng thống Nicolás Maduro, người thừa hưởng di sản, và tiếp tục cuộc phiêu lưu đi tìm lá diêu bông của Chavez.
Độc tài xã hội chủ nghĩa và tham nhũng
Pascal-Emmanuel Gobry, một cây bút bình luận, cũng là một nhà nghiên cứu của trung tâm Đạo đức và Chính sách Công (Ethics and Public Policy Center) nói rằng trong lúc tổng thống Maduro đổ tội cho các công ty ngoại quốc, Hoa Kỳ và các thế lực thù địch ở nước ngoài (nghe quen quen?), nhưng “Nhưng lý do thực sự là một kết hợp của chủ nghĩa xã hội và độc tài, đã phá hủy một cách có hệ thống năng lực sản xuất của Venezuela.”
Thương hiệu chủ nghĩa xã hội của Venezuela dẫn đến đau khổ và tham nhũng giống như nước chảy xuống dốc.
Chavez, và cả Maduro sau này, luôn luôn đổ tội cho thị trường Venezuela và cho rằng nếu xóa bỏ được hay kiểm soát được thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Để tiến hành cách mạng chủ nghĩa xã hội, chính quyền Chavez ra tay kiểm soát đồng tiền để ngăn ngừa việc chuyển vốn ra nước ngoài và nắm chặt kinh tế. Nhưng việc nhà nước ấn định tỷ giá một cách độc đoán, và ngớ ngẩn, họ đã gây ra lạm phát và thâm hụt ngân sách đồng thời giảm bớt động lực của khu vực sẩn xuất. Hậu quả là lạm phát lên đến như pháo thăng thiên. Hồi tháng 5 là 500%. IMF còn ước đoán sẽ lên đến 700% trong năm nay. Để đối phó, nhà nước… in thêm tiền. In riết tới hết cả giấy in, phải đặt in ở ngoại quốc và chở về bằng phi cơ vận tải. Tuy nhiên, nay các công ty in tiền này đã không chịu in tiền cho Venezuela nữa vì Nicolás Madero… không có tiền trả.
Rồi đến kiểm soát giá cả thị trường. Venezuela có hệ thống kiểm soát giá – nghĩa là quy định giá cả, rộng nhất thế giới. Vì bị kiểm soát giá, người nông dân không trồng trọt. Trồng làm gì khi sản phẩm phải bán ra thấp hơn chi phí sản xuất. Khi không có nông sản, các công ty chế biến nông sản đóng cửa. Rồi vì giá bị kiểm soát, người có sản phẩm, có hàng sẽ đưa hàng ra chợ đen để bán với giá cao hơn.
Chính sách kiểm soát và quy định giá, hay trợ giá gián tiếp, ở Venezuela khôi hài tới mức ngân sách để trợ giá cho xăng và điện cao hơn cả kinh phí cho giáo dục và y tế. Khoản lương một ngày của người lãnh lương tối thiểu ở Venezuela cho phép người này mua được 227 gram thịt bò, hoặc một lố trứng nhưng số tiền này có thể mua được 1,000 lít xăng hay 5,100 kWh điện!
Về phía kỹ nghệ, chính phủ Chavez quốc doanh phần lớn khu vực kỹ nghệ dầu hỏa, và áp đặt mức thuế trời cao ngất trời – 50 phần trăm, lên các dự án tư nhân còn sót lại. Chavez còn quốc hữu hóa nhà máy gạo, các nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp lớn, “thu hồi” hàng triệu hecta đất nông nghiệp; tóm thu một số ngân hàng và đóng cửa những ngân hàng khác; quốc hữu hóa kỹ nghệ xi măng; các mỏ vàng, nhà máy thép lớn nhất và công ty viễn thông lớn nhất nước; tịch thu công ty sản xuất điện lớn nhất quốc gia, và nhiều hơn nữa…
Những người gần gũi với chế độ, từ ngữ chính xác lả phe đảng và thân tộc, đã được hưởng lợi từ nhiều màn quốc doanh, quốc hữu hóa này. Tham nhũng đã tăng vọt kể từ đầu “cuộc cách mạng Bolivarian” của Venezuela.
Gustavo Coronel, một nhà khoa học chính trị uy tín, cựu đại diện của Transparency International, người sáng lập và điều hành tổ chức ngoài chính phủ chống tham nhũng Agrupación Pro Calidad de Vida ở Caracas trong 10 năm, viết trên mạng của Viện nghiên cứu chính sách công Cato, “Ba lĩnh vực chính của tham nhũng đã nổi lên dưới thời Tổng thống Chavez: tham nhũng lớn, có nguồn gốc từ các quyết định chính sách lớn được thực hiện bởi Chavez; tham nhũng quan liêu, ở cấp độ của bộ máy quan liêu của chính phủ; và tham nhũng có hệ thống, diễn ra ở sự tương tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân.” (Chẳng khác Việt Nam?)
San Antonio del Tachira, Venezuela: Dân Venezuela đợi đến lượt mình được bước qua cầu Simon Bolivar để sang Cucuta, in Colombia mua hàng Ảnh hôm 16 tháng 7 của APF
San Antonio del Tachira, Venezuela: Dân Venezuela đợi đến lượt mình
được bước qua cầu Simon Bolivar để sang Cucuta, in Colombia mua hàng
Ảnh hôm 16 tháng 7 của APF
Cũng theo Viện Cato, $22,5 tỷ công quỹ đã được chuyển từ Venezuela đến các tài khoản nước ngoài không có lời giải thích chính đáng. Thân nhân của tổng thống Maduro đã bị tố là liên quan đến buôn bán ma túy, với nghi ngờ dùng nguồn tiền này để tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta.
Phải kể luôn một phó sản nữa của chủ nghĩa xã hội: Caracas, thủ đô của Venezuela đã đoạt danh hiệu thủ đô sát nhân của thế giới! Tổ chức nghiên cứu Citizens Council for Public Security and Criminal Justice của Mexico báo cáo trong năm 2015, có đến 3,946 vụ sát nhân ở đây, đạt tỷ lệ kinh hoàng 120/100,000 người.
Pascal-Emmanuel Gobry kết luận, “Tất cả những thảm trạng trên đây đều có thể tránh được. Chúng đều đều là kết quả đến từ não trạng của chính quyền: nhìn chỗ nào cũng thấy cần phải nện đinh cho chặt.”
Dầu mỏ ở Venezuela
Trữ lượng dầu ở Venezuela lớn nhất thế giới – năm 2102 là 296.5 tỷ barrel (20% trữ lượng toàn cầu). Nếu kể thêm trữ lượng khoảng 235 tỷ barrel dầu nặng ở vùng vành đai Orinoco Belt, Venezuela sẽ là nơi có trữ lượng hydrocarbon lớn nhất thế giới. Venezuela còn có một trữ lượng khí đốt thiên nhiên khoảng 150 ngàn tỷ bộ vuông (4.2×1012 m3).
Năm 2008, mức sản xuất dầu thô ở Venezuela đứng hàng thứ 10 thế giới – 2,394,020 barrel/ngày. Venezuela là một thành viên sáng lập của Tổ chức Các Quốc gia Xuất cảng Dầu (Organization of the Petroleum Exporting Countries – OPEC).
Ngày mai 
trời có thể sáng
Tình hình ở Venezuela rõ ràng là thảm thật. Tuy nhiên, với dân Venezuela, ngày mai trời vẫn có thể sáng (chứ không tù mù như tương lai của Việt Nam). Ở Venezuela, ít ra còn có những tổ chức đối kháng, những đảng đối lập công khai hoạt động và liên hiệp với nhau trở thành một liên minh (khác với Việt Nam, nơi tất cả mầm mống đối kháng vẫn còn bị cô lập), thậm chí còn có ghế trong Quốc hội. Người phản đối chính quyền Venezuela đã xuống đường (mặc dù bị đàn áp và đụng độ với phe ủng hộ chính phủ.)
Hugo Chavez và cuộc cách mạng 
xã hội chủ nghĩa kiểu Bolivar
Hugo Rafael Chávez Frias là một sĩ quan chuyên nghiệp trong quân đội Venezuela, mê Simon Bolivar và Che Guevara từ ngày còn là sinh viên học viện quân sự.
Tốt nghiệp loại xuất sắc năm 1975, Chavez tiến thân nhanh trong quân đội nhưng tư tưởng quân phiệt đã được cộng thêm vào khuynh hướng thiên tả sẵn có khiến ông ta nhanh chóng trở nên bất mãn với hệ thống chính trị đầy tham ô nhũng lạm của Venezuela thời đó. Năm 1982, Trung tá Chavez thành lập phong trào chính trị Revolutionary Bolivarian Movement-200 (MBR-200 Phong trào Cách mạng Bolivar). Tháng 2 năm 1992, Chávez lãnh đạo MBR-200 tiến hành một cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Carlos Andrés Pérez. Cuộc đảo chánh thát bại, Chávez bị bắt. Nhờ được đưa lên truyền hình kêu gọi lực lượng nổi dậy lúc đó đã chiếm được một vài thành phố bên ngoài thủ đô, Chavez trở nên một nhân vật lớn trên vũ đài chính trị. Thành phần nghèo khó ở Venezuela thấy ở Chavez một người hùng chống tham nhũng. Ông bị giam ở căn cứ quân sự San Carlos. Cuộc đảo chánh lần thứ hai vào tháng 11 năm đó cũng lại thất bại.
Một năm sau, Perez bị truất phế. Cựu tổng thống Rafael Cadera thắng cử trong cuộc tuyển cử 1993, ban hành lệnh ân xá cho các thành viên phe đảo chính. Chavez được thả ra để rồi năm năm sau trở thành tổng thống thứ 64 Venezuela.
Hugo Chavez thắng lớn trong cuộc tuyển cử năm 1998 nhờ chủ trương dân túy (populism), hứa hẹn giao quyền cho “nhân dân” để chống lại giới tinh hoa, những kẻ ăn trên ngồi chốc của các đảng phái chính trị truyền thống đã cai trị, và ăn cắp của nhân dân Venezuela hơn một phần tư thế kỷ nay.
Nhưng thực tế, Chavez muốn nắm trọn quyền lực, và nắm lâu dài, để tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ông ta lập tức xóa bỏ Quốc hội hiện hữu – Congress, lập ra một Nghị hội Quốc gia (National Assembly). Quốc hội mới này viết lại hiến pháp, kéo dài nhiệm kỳ tổng thống là 6 năm, và không hạn chế số nhiệm kỳ được bầu lại.
Giai đoạn đầu của nhiệm kỳ tổng thống, Chavez gặp may vì được cả dân chúng và dầu thô ủng hộ – Chavez lên cầm quyền khi giá dầu trên 100 đô Mỹ một barrel. Vì thế, Chavez thực hiện được nhiều mục tiêu mà trong những tình huống khác không dễ đạt được như xây thêm nhà ở, trường học, bệnh xá, thiết lập hệ thống cung cấp điện, nước, hơi đốt, với giá rẻ…
Ngân sách bao sân cho các chương trình xã hội kiểu chủ nghĩa xã hội đó đa phần được lấy từ công ty Petróleos de Venezuela, S.A. (Petroleum of Venezuela, công ty quốc doanh dầu mỏ và khí đốt quốc gia, gọi tắt là PDVSA). Chavez tin rằng đây là một cái túi không vơi. Nhưng rồi PDVSA không thành công trong việc khai thác dầu ở các công trình vùng vành đai Orinoco Petroleum Belt, trước đây do các công ty dầu mỏ quốc tế Exxon Mobil, Conoco Phillips, Chevron và Total điều hành.
Chávez cầm trên tay bản dự thảo Hiến pháp mới năm 1999. Ảnh: Reuteurs
Chávez cầm trên tay bản dự thảo Hiến pháp mới năm 1999. Ảnh: Reuteurs
Dĩ nhiên việc giá dầu thô sụt giảm cũng là một tác nhân dẫn đến tình trạng hiện nay của Venezuela và chính sách kinh tế vắt sữa bò nhưng không cho bò ăn của Chávez đã làm nặng thêm tác động này. Thiếu đầu tư, kỹ nghệ dầu mỏ lụn bại. Bên cạnh đó là tình trạng tham nhũng chẳng thua gì các chế độ trước – và tình trạng thiếu tiền. Các chính sách xã hội vung tay trợ cấp, trợ giá, của Chavez dẫn đến bội chi, rồi khan hiếm hàng hóa và lạm phát tăng cao.
Đỗ Quân


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-22/11/2024

My Blog List