Quảng Nam đưa cán bộ sắp hưu đi
học
- 12
tháng 12 2015
Vài ngày qua, báo chí trong nước đưa tin trả lời báo chí của một
số lãnh đạo và cựu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam liên quan tới chuyến đi của 26
cán bộ được nói là đi học tập
về cách làm du lịch và bảo tồn thiên nhiên ở Nam Phi tổ chức hồi tháng Chín vừa
qua.
Trong danh sách 26 người được công bố rộng rãi, có cả Phó Chủ tịch
Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh và trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng nhiều
bí thư huyện ủy các huyện của Quảng Nam.
Danh sách "học tập" chỉ có hai cán bộ trong độ tuổi
30, số còn lại đều đã ngấp nghé tuổi về hưu, từ 55 - 60 tuổi, và các khách mời
đã nghỉ hưu.
Ông Trần Kim Hùng, phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam lại nói với
báo Tuổi Trẻ đã đi thăm công viên quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã để
"xem họ làm về vấn đề du lịch như thế nào, bảo tồn thiên nhiên như thế
nào".
Ông này sau đó cũng khẳng định: “Đã nói đi cái đoàn ưu đãi cho những
người không tái cử nhiệm kỳ mới. Không phải đi học hỏi gì hết”
Ông Đinh Văn Thu, chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam
nói với báo Pháp Luật TP.HCM: “Kinh phí chuyến đi này do ngân sách bên Tỉnh ủy
Quảng Nam lo. Việc thực hiện chủ trương đi và kinh phí là của bên Đảng. Sở dĩ UBND
tỉnh ký là để lập thủ tục visa”.
Trái lại, trả lời trang Vnexpress, ông Lê Phước Thanh, trưởng đoàn
đại biểu Quảng Nam lại nói không dùng ngân sách chi trả cho chuyến đi, mà là
"chi từ nguồn lợi nhuận kinh doanh của các công ty".
'Coi được hai con tê giác'
Báo Vnexpress trong nước dẫn lời ông Nguyễn Tiến, bí thư huyện Núi
Thành, vừa đi học tập về và vừa nghỉ hưu: “Họ đưa đến khu rừng mà trên tivi hay
đưa về động vật hoang dã. Đến coi được hai con tê giác, ngựa vằn, voi,
chồn..."
Theo quyết định 2977/QĐ-UBND được tờ VTC trích thuật thì việc cử
đoàn cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Đinh Văn Thu ký nêu rõ mục đích chuyến đi: “Đi khảo sát các cơ sở du lịch, dịch
vụ, thương mại; học tập kinh nghiệm về công tác quy hoạch, xây dựng các đô thị,
khu kinh tế, quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên tại Nam Phi”.
Trước đó vào tháng Ba 2015, Quảng Nam đã được Thủ tướng giao Bộ
Tài Chính cấp 1.500 tấn gạo cứu đói cho nhân dân Quảng Nam trong thời gian giáp
hạt.
Tỉnh miền Trung này cũng nổi tiếng sau khi đầu tư đến 411 tỷ đồng
để xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất Đông Nam Á và hôm 9/12, tượng
đài này đoạt giải vàng trong Triển lãm Mỹ Thuật Việt Nam 2015.
Cho cán bộ đi “học tập kinh nghiệm” tại Nam Phi là “phải đạo (tham nhũng)”
13/12/2015 10:00 GMT+7
TT - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã khẳng định như trên khi trả
lời câu hỏi vì sao nhiều cán bộ tỉnh vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ” vẫn đi
Nam Phi “học tập kinh nghiệm” làm du lịch.
|
Ông
Đinh Văn Thu - Ảnh: Lê Trung
|
Phóng viên Tuổi
Trẻ đã có cuộc
phỏng vấn ông ĐINH VĂN THU - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam,
người ký quyết định cho chuyến đi này.
* Nhiều cán bộ không tái cử, sắp hoặc đã về hưu được ông ký quyết
định cử đi “khảo sát, học tập kinh nghiệm” tại Nam Phi. Vậy kinh phí
để chi trả cho chuyến đi được lấy từ đâu, thưa ông?
- Đó là nguồn tài chính, lợi nhuận kinh doanh kinh tế Đảng. Chẳng hạn,
tôi biết có nguồn từ Công ty Du lịch Hội An hằng năm chia lợi nhuận chứ không
phải từ trung ương cấp về cho Tỉnh ủy.
Quyết định 2977 mà tôi ký có dẫn công văn 1884-CV/TU của thường
trực Tỉnh ủy và chủ trương đó là của thường trực Tỉnh ủy. Về mặt nhà nước, tôi
ký quyết định để làm thủ tục hồ sơ, visa, hộ chiếu thôi.
* Chuyến đi này còn có khách mời là ba phu nhân của các cán bộ. Họ
tự chi hay cũng lấy từ ngân sách?
- Trong quyết định tôi ký đã ghi rõ những người nằm trong danh
sách từ 1-23 là kinh phí từ ngân sách (nguồn lợi kinh doanh kinh tế Đảng). Còn
những người đi thêm là vợ của các cán bộ thì họ phải tự lo thôi.
* Dư luận cho rằng đây là chuyến du lịch “hoàng hôn nhiệm kỳ”.
Liệu những cán bộ này đi “khảo sát, học hỏi kinh nghiệm” trở về có giúp ích
được cho tỉnh nhà?
- Theo tôi, cũng có chứ sao không. Lúc đó họ không tái cử nhưng
vẫn đang làm việc, và từ nay về sau họ cũng còn đóng góp cho sự phát triển của
tỉnh.
Bởi vì đầu năm, cuối năm gặp mặt cán bộ hưu trí, nửa nhiệm kỳ,
cuối nhiệm kỳ lấy ý kiến về kinh tế - xã hội thì cũng lấy ý kiến những người này.
Từ trước bây giờ vẫn làm như vậy mà. Theo tôi, mục đích đi của họ là tốt.
* Trong lúc ngân sách tỉnh còn đang khó khăn, đời sống của người
dân còn nghèo, việc đi Nam Phi như thế có lãng phí không, thưa ông?
- Mục tiêu đã được thảo luận trong tập thể thường vụ Tỉnh ủy. Đây
là thảo luận của tập thể, mà sử dụng nguồn như vậy tôi thấy là cũng “phải đạo”
đối với một số đồng chí có chức danh trong cấp ủy, thường vụ đã tham gia công
tác Đảng.
Ngân
sách Đảng là ngân sách nhà nước có trách nhiệm bố trí dự toán hằng năm. Trong
khoản bố trí này mục đích để chi lương và các hoạt động khác. Còn các cơ quan
có tiết kiệm để lấy khoản tiền này đi hay không thì không biết. Vì khi thanh
toán công tác phí thì đi rất nhiều nơi.
|
LÊ
TRUNG - TẤN VŨ
__._,_.___
No comments:
Post a Comment