Monday, 7 March 2016

Dư luận về việc thầy cô giáo đánh học sinh



KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

Giáo dc kiu Vit Cng
LDS


On Sunday, March 6, 2016 7:05 AM, Quyet Nong <> wrote:

Dư luận về việc thầy cô giáo đánh học sinh

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-03-05

   Nghe Audio   Phần âm thanh 
hoc-sinh-thanh-hoa-622.jpg
Em học sinh lớp 8 ở Thanh Hóa bị thầy giáo đánh gãy tay và buộc phải bó bột, qua chụp phim XQ thì em học sinh này bị rạn lồi cầu xương cánh tay và vỡ mõm khuỷu tay.
Courtesy photo

Việc bạo lực ở giảng đường đó không phải là việc mới ở xã hội Việt Nam nhất là đối với việc thầy cô giáo đánh học sinh. Thực tế ra sao? Phản ứng của cư dân mạng và những người liên quan đến sự việc này như thế nào?

Vụ việc mới

Trong những ngày qua trên mạng xã hội nhất là Facebook đang lan truyền một cách chóng mặt bài viết về việc một thầy giáo ở Thanh Hóa đánh một em học sinh lớp 8 bị gãy tay và buộc phải bó bột, qua chụp phim XQ thì em học sinh này bị rạn lồi cầu xương cánh tay và vỡ mõm khuỷu tay.
Theo bản tường trình của em học sinh này thì với lý do ngồi trong lớp nói chuyện riêng nên bị thầy giáo gọi lên bảng đứng sau đó thầy lại gọi em học sinh xuống văn phòng và thầy giáo đó đã đánh em học sinh đó trong văn phòng.
Trong vấn đề thì giáo dục thì thực sự là không có nên xảy ra tình trạng là thầy hoặc là cô giáo dùng bạo lực với lại học sinh. 

-Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngay sau khi sự việc diễn ra và được đưa lên các mặt báo thì công an cũng như phòng GD&ĐT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tạm ngừng việc giảng dạy của thầy giáo này để tìm hiểu và điều tra sự việc.

Phản ứng của dư luận

Ở Việt Nam thì nghề giáo viên là một nghề cao quý, được cả xã hội trân trọng, và đó được gọi là nghề “trồng người” vì các giáo viên đào tạo nên những người tốt, những người có ích cho xã hội. Để một xã hội phát triển và đi lên thì nền tảng đó là giáo dục, nhiều nước phát triển trên thế giới họ rất chú trọng đến phát triển giáo dục và nước ta cũng không ngoại lệ, đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư để phát triển bền vững, giáo dục luôn là sự quan tâm đầu tư của mọi người, mọi gia đình và xã hội.

Nhiều người thường gọi nôm na nghề giáo viên là nghề “gõ đầu trẻ”, vì nhiều người cho rằng việc dạy trẻ em đó là việc rất khó khăn vì các trẻ thường khó bảo nhất là ở độ tuổi mới lớn, nên đôi lúc cần phải có biện pháp mạnh để dạy. Tuy nhiên việc dùng bạo lực đối với học sinh không phải lúc nào giáo viên cũng có thể sử dụng, nhất là trong thời đại thông tin.
Chị Phạm Thu Thủy ở TP Hà Nội chia sẻ, chưa biết nguyên nhân để dẫn đến việc thầy cô giáo đánh học sinh thì nguyên cái việc đánh học sinh đó là một việc làm sai và không nên có ở môi trường giáo dục. Chị cho rằng các thầy cô giáo ngày nay được giáo dục tốt về nghiệp vụ sư phạm để dạy dỗ các em và có nhiều cách để giáo dục các em tại sao các thầy cô không dùng những cách khác để dạy dỗ mà họ lại đánh các em và việc đánh đó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả cho các em học sinh sau này, nhiều học sinh sẽ mặc cảm và sẽ có đi đến nhiều hành động không tốt sau này.
Chị Thủy tiếp lời:
“Một giáo viên bình thường thì chị nghĩ là người ta được giáo dục, được học qua trường sư phạm thì không ai người ta phải phản ứng như thế với một học sinh. Nhưng mà ngược lại là cũng có một số thầy thì người ta lại quá bức xúc, người ta không làm chủ trước được một tình huống học sinh nó hỗn. Vì mình là đứng trên mục giảng mà mình làm gương để đến mức độ là đã đưa lên công luận như thế thì rất là dở.”
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân ở TP Sài Gòn cũng có ý kiến:
“Trong vấn đề thì giáo dục thì thực sự là không có nên xảy ra tình trạng là thầy hoặc là cô giáo dùng bạo lực với lại học sinh. Vì đối với lứa tuổi này thì em nghĩ là nó cũng còn sự tinh nghịch, cái việc đòn roi nó cũng không làm cho trẻ tiến bộ hơn được gì cả mà mình phải dùng lý luận hoặc là mình giải thích sao để mà cho trẻ hiểu được những lỗi của trẻ mắc phải.”

Sự việc thầy cô giáo đánh các em học sinh nhận được sự phản đối dữ dội từ những người dân thì với các em học sinh cũng không ngoại lệ, các em cũng không đồng ý với cách làm đó của các thầy cô giáo và các em cũng cho rằng cách giáo dục đó là hoàn toàn sai trái và không nên xuất hiện ở môi trường giáo dục, và những thầy cô giáo sử dụng bạo lực đối với học sinh cần phải xử lý nghiêm khắc để không còn tình trạng đó nữa.
Em Nguyễn Thị Tuyết một học sinh ở Nghệ An chia sẻ.
Là một học sinh em không đồng tình cũng như  cực lực phản đối và lên án việc thầy cô giáo sử dụng vũ lực với học sinh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và mục đích là giáo dục có tốt đẹp dến đâu đi nữa. 

-Nguyễn Thị Tuyết
“Là một học sinh em không đồng tình cũng như  cực lực phản đối và lên án việc thầy cô giáo sử dụng vũ lực với học sinh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và mục đích là giáo dục có tốt đẹp dến đâu đi nữa. Trong lí luận giáo dục việc thầy cô đánh học sinh là một điều tuyệt đối phải né tránh và phải được ngăn cấm. Cần  phải xử lí những trường hợp thầy cô giáo dùng vũ lực đối với học sinh.”

Phản ứng của những người trong nghề

Đối với sự việc thầy cô giáo dùng bạo lực đối với học sinh thì nhiều người dân cũng như chính các em học sinh lên án, thì nhiều người làm trong nghề giáo dục cũng không đồng ý với việc dùng bạo lực đối với học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Lan cũng là một giáo viên dạy lớp 8 ở tỉnh Ninh Bình chia sẻ, cô không đồng tình với việc làm đó, thay vì dùng bạo lực thì các thầy cô giáo có thể dùng cách khác, hơn nữa chính bệnh chạy đua thành tích trong giáo dục khiến nhiều thầy cô áp lực và muốn đạt thành tích đó nên dùng nhiều biện pháp mạnh.

Cô Lan tiếp lời:
“Không đồng tình với việc thầy cô sử dụng bão lực với học sinh. Vấn đề bão lực học sinh đánh đập học sinh để gây những thương tích, những tổn thất cho các em trong tâm hồn lẫn thể xác của nó như vậy thì nó thật sự là không nên một tý nào mà nó ảnh hưởng phản cảm. Và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề thái độ của học sinh và của xã hội, người ta nhìn vào vai trò của các thầy cô bấy giờ. Nên là vì sao mà là nó cũng ảnh hưởng đến đạo đức, phẩm chất tôn sư giảng đạo của học trò bây giờ.”

Một cán bộ thuộc vụ giáo dục trung học của bộ giáo dục đào tạo cho biết, từ trước đến nay, bộ GD&ĐT chưa nhận được báo cáo nào về những trường hợp mà giáo viên đánh học sinh, nên bộ không có can thiệp gì.

“Trên này chúng tôi không nhận được thông tin nào cả, cũng như không nắm được gì.”
Sau sự việc mới nhất về trường hợp thầy giáo đánh học sinh gãy tay ở Thanh Hóa, thì dư luận đang cho rằng việc đút lút để vào biên chế nhà nước đối với giáo viên đang làm cho nhiều giáo viên không đủ năng lực đã được nhận nên mới diễn ra nhiều sự việc giáo viên đánh học sinh.
Inline image 1





Xem thêm:





No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-22/11/2024

My Blog List