Hiện
Tượng Lý Chánh Trung
Nguyễn Quang
LGT: Bài “Hiện tượng Lý Chánh Trung”
của anh Nguyễn Quang dưới đây có thể giúp chúng ta hiểu rõ thêm mặt thật của
một trí thức miền Nam khi đi theo Cộng Sản.
Lý Chánh Trung sinh ngày 23.12.1928 ở
Vĩnh Bình. Ở Bỉ về, ông dạy môn triết học ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Về sinh
hoạt, ông tham gia đám
Tin Sáng của Ngô Công Đức,
gia nhập Phong trào Pax Romano của nhóm trí thức công giáo và nhóm Sống Đạo. Nhóm
Sống Đạo do An Tôn Trang đứng tên, nhưng bên trong người lãnh đạo là Nguyễn Đình Đầu, một đảng viên
Đảng Cộng Sản. Đây là nhóm công giáo phản chiến ở Bỉ và Pháp về. Nhóm đã dùng
tờ Sống Đạo để tuyên truyền phản chiến, kết án chế độ miền Nam và Giáo Hội Công
Giáo Miền Nam.
Sau năm 1975, Lý Chánh Trung viết
nhiều bài ca tụng Cộng Sản bằng một luận điệu trơ trẽn mà một người có chút
liêm sỉ không bao giờ dám viết. Sau đó, ông được làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy
ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam TP.HCM, Đại biểu Quốc hội
3 khóa VI, VII, VIII. Nhưng cũng như những người khác trong nhóm Sống
Đạo, Việt Cộng chỉ xài ông trong giai đoạn chuyển tiếp rồi đạp văng ra. Có
người đã gọi “Lý Chánh Trung là một người cộng sản
không có thẻ đảng”.
Ông phải sống cuộc đời còn lại rất cơ
cực, bị Alzheimer trong những năm cuối cùng và chết vì viêm phổi.
Di sản mà ông để lại chỉ là một căn nhà trong Làng Đại Học Thủ
Đức, số 17 đường Công Lý, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Sài gòn. Căn nhà này
do chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cấp cho ông.
Ông
đã từng viết:
“Trên đỉnh núi Sọ, trơ vơ một cây thập giá. Trên
cây Thập giá, có một người bị đóng đinh đang hấp hối. Chung quanh người bị đóng
đinh vần vũ một bầy kên lông trắng, lông vàng với những cái cánh bao la che kín
mặt trời.
“Tôi đến dưới chân Thập giá, ngước mắt nhìn lên.
Người bị đóng đinh là dân tộc tôi.”
Người
bị đóng đinh cũng chính là ông và người đóng đinh chính là Đảng CSVN, tổ chức mà
ông đã tôn thờ.
Lữ Giang
Hiện Tượng Lý Chánh
Trung
Nguyễn Quang
Miền
Nam tự do trước đây có những nhân vật xuất hiện không phải là biểu tượng của
sinh viên, trí thức, nhưng là hiện tượng nổi lên vào thời đó như Phạm Công
Thiện và ở đây xin ghi lại vài hành vi trong sinh hoạt chính trị của giáo sư Lý
Chánh Trung, nếu nói theo duy vật biện chứng, qua hiện tượng để hiểu bản chất,
hy vọng với các dấu chỉ nầy có thể hiểu được phần nào bản chất con người thật
của Ông Trung.
Tại Đại
học Văn Khoa Sài Gòn, giáo sư Lý Chánh Trung phụ trách môn đạo đức học thuộc
Khoa Triết, tôi là sinh viên ban triết học nên thường xuyên gặp giáo sư tại
giảng đường. Những bài giảng của Ông không có gì đặc biệt, ngoài trừ trong lối
diễn giải của ông khi chiếc ống tẩu thuốc lá từng hơi, nhíu môi, nhịp nhàng với
những lời châm biếm về những bạo chúa sau luôn hơn hẳn các bạo chúa trước. Hình
ảnh còn lại của Ông với sinh viên, đó là chiếc tẩu luôn trên tay như giúp che
lấp phần nào cái mũi hểnh, trống trải của ông.
Bên sau
sự trống trải bề ngoài đó ẩn sâu một con người đăm chiêu với nhiều toan tính mà
mắt thường chúng ta không mấy ai nhận ra, ông đang có những âm mưu gì, ngoài sự
nhận xét chung trong những năm tháng tại Văn Khoa Sài Gòn: Ông chỉ là cái bóng của Giáo sư Nguyễn Văn Trung.
Thời
gian Ông Lý xuất hiện tại Phong trào Pax Romano, trụ sở tại Tân Định, Lm Nicôla
Huỳnh Văn Nghi làm Cha sở về sau là Giám mục, giáo sư có những phát biểu bênh vực
người nghèo, vấn đề Tôn giáo và Dân tộc được đặt lên qua nhiều lần phát biểu
của Ông tại đây, nhưng để ý một chút ai cũng nhận ra, sau những bài phát biểu của Ông là cần phải dẹp
ngay cái chế độ Miền Nam, thối nát tham nhũng, tay sai của Đế quốc Mỹ.
Thật
vậy, cho đến khi cái ngày gọi là “Báo chí đi ăn mày”, Ông Lý xuất hiện nhào ra
phía trước như giới văn nghệ sĩ sắp chết đói đến nơi, khi nhìn lại thực tế
người dân miền Nam có mấy ai chết đói, nhất là tại các vùng Quốc gia, khiến mọi
người suy nghĩ về những âm mưu chính trị của những trí thức như Ông, nhằm lật
đổ chế độ tự do miền Nam với sự xuất hiện của thành phần thứ ba mà sau đó Ông
rất hãnh diện, nếu tôi không nhầm, đã từng nghe trực tiếp về sự tự nhận của ông
ở thành phần thứ ba này.
Sinh
viên chúng tôi đọc sách của Ông, đều cảm nhận rất nóng, nhưng chỉ đọc đến lần thứ
hai, thế là không muốn đọc thêm nữa vì nó mang tính nhất thời không có các giá
trị phổ quát như sách của giáo sư Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái
Đỉnh, Nguyễn Duy Cần.
Những
khát vọng tìm về dân tộc của Ông như nét đặc thù của Lý Chánh Trung được trả lời
sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, nó lộ hẳn bản chất dân tộc này, khi Ông là một trong số các nhân vật trí thức miền
Nam được tuyển chọn đưa ra miền Bắc đầu tiên và sau chuyến đi
khi trở về Ông tường thuật: “Chúng tôi đã ôm nhau thắm thiết khi gặp trí
thức miền Bắc và cùng nhau trong nổi vui mừng, nhảy múa đồng ca bài Như có Bác
Hồ trong ngày vui đại thắng… Chúng tôi cũng được tặng các bộ sách quý như Mác
Lê Nin toàn tập….”
Sinh
viên khoa Triết khi nghe lại tường thuật đều rất ngạc nhiên về hình ảnh những
vị giáo sư triết học khả kính, mô phạm của mình nay cũng nhảy nhót và hát như
khỉ nhại lời. Văn phòng khoa Triết cũng vắng dần từ đây khi các hình ảnh giáo
sư, giảng viên của mình phải khệ nệ bưng bê từng thùng mì tôm, thịt, cá… nhu
yếu phẩm chia nhau tại phòng Khoa Triết. Tôi còn nhớ hình ảnh Giáo sư Lê Tôn
Nghiêm mang thùng mì từ lầu một lên lầu ba và thở hổn hển, thật tội nghiệp và
thay vì đi xe hơi như trước kia nay đều dùng xe đạp mi ni.
Một
sự kiện khác với giáo sư Lý Chánh Trung, đó là không lâu sau biến cố 1975,
trước sự hoang mang của sinh viên miền Nam, Lm Hoàng Sỹ Quý, Dòng Tên, đã mời
Ông Lý đến trung tâm Đắc Lộ để nói chuyện, tại đường Yên Đổ, sau đó bị chiếm đoạt thành tòa soạn báo Tuổi trẻ, phần tôi với tư
cách là Chủ tịch sinh viên Công Giáo Cư xá Đắc Lộ đã tổ chức cho sinh viên Sài
Gòn tham dự. Theo dự định buổi thuyết trình sẽ kéo dài hai giờ, khoảng một ngàn
sinh viên tham dự, nội dung nói về chế độ mới và vai trò của giới trẻ. Tất cả
mọi người tham dự đều quan tâm, theo dõi một cách nghiêm túc và căng thẳng. Sự
kiên nhẫn của sinh viên vì ai cũng kính trọng các Cha Dòng Tên và cố gắng giữ
im lặng dù bắt đầu đã có phản ứng khó chịu từ khách tham dự.
Đến phần
đặt câu hỏi, sinh viên đã nêu những câu hỏi mà Ông Lý không trả lời được, những
câu hỏi tôi còn nhớ, đó hình ảnh thực tế khi việt cộng vào chiếm miền Nam, về
lời hứa đi học tập mười ngày sẽ trở về, sinh viên được tiếp tục học hành nhưng
chỉ đến ca hát nghe tuyên tryền rồi trở về, cuộc sống vô cùng khó khăn và những
người miền Nam bị tước đoạt nhà cửa, bị xô đuổi lên vùng kinh tế mới…. Những
câu hỏi như những tiếng nói khiến người trí thức có lương tri phải động lòng.
Thế nhưng, giáo sư Lý Chánh Trung như đã leo lưng cọp, Ông ta đỏ mặt, nổi cáu,
vì không trả lời được câu hỏi nào dù là biện hộ, Ông đã nổi nóng và dứng dậy
đưa tay hô to như các lãnh tụ cộng sản hay làm, Ông nói: “Bây giờ chỉ có hai con đường, một là theo Cách
mạng, hai là sẽ bị nghiền nát…”. Đến đây cũng là lúc những vật gì có thể ném,
liền tới tấp bay vào người Ông, khiến tôi và Lm Quý mỗi bên kè Ông ta, quần áo
tả tơi, đưa nhanh vào phòng riêng. Sinh viên vẫn chạy theo với những lời nguyền
rủa không tả xiết về sự vạch mặt một trí thức luôn luôn nói về dân
tộc nhưng nay theo cộng sản vô thần, vô tổ quốc….
Dòng Tên Sài Gòn có lẽ bị bao vây cô lập từ ngày
ấy,
cho đến khi toàn bộ chúng tôi bị chụp mũ, bị bắt về tôi tuyên truyền chống phá
cách mạng. Cho đến hôm nay, Dòng Tên Việt Nam vẫn hãnh diện vào thuở đó, không một linh mục, tu sĩ nào thân
cộng, cũng không có một sinh viên Dòng Tên nào là nội ứng cho cộng sản. Chúng
tôi tự hào vì sống dưới chế độ tự do và cuộc chiến chỉ là một sự tự vệ chính
đáng để bảo vệ nền dân chủ còn non trẻ ấy, mới nảy sinh những hiện tượng như Lý
Chánh Trung.
Bên dòng
lịch sử, khi đất nước thống nhất, Ông Lý trở thành đại biểu, phó chủ tịch quốc
hội cộng sản. Tại Ba Đình, ông đã đọc bài diễn văn nói về khoa học kỹ thuật như
tiền đề phát triển chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. Tiếng nói của Họ Lý,
như lý thuyết gia của chế độ, được nghị trường dưới sự chứng kiến của Lê Duẩn,
bí thư trong số các bí thư, ông vua trong các vua cộng sản, tán thưởng nhiệt
liệt. Nhưng cũng sớm như tiếng kêu trên đồng vắng, một nền giáo dục Ki tô giáo
mà ông đã được thụ hưởng, được ưu đãi để thành danh và nay lọt vào trong đám vô
sản lưu manh.
Tôi biết
Ông có nhiều dằn vặt ưu tư vào cuối đời, tuy vậy trong một hoàn cảnh nào đó,
cách nay gần chục năm, tôi vẫn còn thấy một lần Ông xuất hiện cùng Trần Văn Giàu trên tivi và
ca tụng đạo đức của Hồ Chí Minh. Điều này quả thật là lạ với một giáo sư phụ
trách môn đạo đức học vì ngày nay với các con trẻ khi gõ vào Google đều biết
ông Hồ dâm dật, giết vợ, từ con và hãm hại bao nhiêu phụ nữ… là kẻ sát nhân
nhất nhì của thế kỷ hai mươi. Ông Lý Chánh Trung ca tụng một cách ngọt ngào: Hãy sống và nói gương theo Hồ Chủ
Tịch…!
Giáo
sư Lý Chánh Trung có gia đình, và theo S. Freud, để hiểu con người, phần ý thức
chỉ có ba, bảy phần còn nằm ở tiềm thức. Ông vẫn sống đến cuối đời trong căn biệt thự, trên mảnh đất do
nền Đệ Nhất Cộng Hòa cấp cho các giáo sư Đại học miền Nam, gọi là làng đại học
Thủ Đức. Ông có người con là đại úy việt cộng, vợ ông là
em ruột bà Bùi Thị Mè, một thứ trưởng trong chính phủ Cách mạng lâm thời miền
Nam Việt Nam, tất nhiên là đảng viên cộng sản, có lẽ chỉ có vợ con Ông, nữ anh
hùng cách mệnh Thị Mè là hiểu Ông nhiều nhất.
Nguyễn Quang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment