Truoc ddây CS
câm không cho ai ddên tham mô TT Diêm .
Bây gio thi dân chung không
con so CS nua .
On Sunday, , 2015 2:24 PM, " Viet Si :
Subject: VIDEOS-PHOTOS: Phóng sự "Đất Thánh": Bài giảng
và thánh lễ trước mộ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 01.11.2014
To:
To:
Phóng sự - Bài giảng và thánh lễ trước mộ Cố Tổng
Thống Ngô Đình Diệm ngày 01.11.2014
http://youtu.be/vGktSYco7Vw
http://youtu.be/vGktSYco7Vw
Đất Thánh
VRNs (02.11.2014) – Sài Gòn – Có một nhà văn nói: “Nếu bạn yêu một Nhà nước, đó là bạn yêu một quyền lợi, nếu bạn yêu một Tổ Quốc tức là bạn yêu một số phận”.
Xét cho cùng lịch sử cũng là câu chuyện của số phận những cá nhân: “History”.Số phận của những lãnh tụ của nền Cộng hòa Đệ nhất muốn hay không cũng ảnh hưởng đến một quốc gia non trẻ từng được gọi là Việt Nam Cộng Hòa.
Xét cho cùng lịch sử cũng là câu chuyện của số phận những cá nhân: “History”.Số phận của những lãnh tụ của nền Cộng hòa Đệ nhất muốn hay không cũng ảnh hưởng đến một quốc gia non trẻ từng được gọi là Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi lan man nghĩ vậy khi một bạn trẻ rủ đi dự Thánh lễ cho anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm ở nghĩa trang Lái Thiêu vào ngày
giỗ của ông 1/11 (các ông bị bắn vào sáng sớm ngày 2/11/1963).
Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, CSsR, Phó giám tỉnh DCCT VN kiêm bề
trên Nhà Sài Gòn đang chia sẻ Lời chúa – Ảnh Bắp Nướng.
Cả hai chú cháu đều là lần đầu nên phải vừa đi vừa hỏi thăm.Đến gần nghĩa trang Lái Thiêu, thấy có một tốp chừng 4,5 chiếc xe máy đang dừng ở vệ đường, chúng tôi ghé lại định hỏi thăm thì người phụ nữ lớn tuổi tay cầm một bó huệ trắng nói:
- Các cậu đi lên mộ Cụ phải không? Chờ đây rồi đi theo tui.
Cả hai chú cháu đều là lần đầu nên phải vừa đi vừa hỏi thăm.Đến gần nghĩa trang Lái Thiêu, thấy có một tốp chừng 4,5 chiếc xe máy đang dừng ở vệ đường, chúng tôi ghé lại định hỏi thăm thì người phụ nữ lớn tuổi tay cầm một bó huệ trắng nói:
- Các cậu đi lên mộ Cụ phải không? Chờ đây rồi đi theo tui.
Một người đàn ông trung niên hỏi bà:
- Chị Sáu, nghe nói tụi nó sẽ “hốt” hả?
- Đừng lo, có gì mình nói lên thăm mộ người thân, người nhà tôi cũng nằm gần mộ Cụ.
Năm thành phố HCM (không phải Sài Gòn) di dời mộ hai anh em Cụ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để làm công viên Lê Văn Tám (một nhân vật không có thật) tôi đang ở Sài Gòn, định đến viếng thì đây đã biến thành công trường.Thời gian sau đó những người hàng rong bán những sợi dây bùa cho trẻ em đến chơi trong công viên này làm ăn khá phát đạt.
Năm thành phố HCM (không phải Sài Gòn) di dời mộ hai anh em Cụ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi để làm công viên Lê Văn Tám (một nhân vật không có thật) tôi đang ở Sài Gòn, định đến viếng thì đây đã biến thành công trường.Thời gian sau đó những người hàng rong bán những sợi dây bùa cho trẻ em đến chơi trong công viên này làm ăn khá phát đạt.
Nghĩ mà ngán ngẩm, một đội quân lúc nào cũng vỗ ngực “bách chiến bách thắng” mà sợ cả những người đã chết, đến cái tên cũng
không cho được nhắc, mộ chí đề tên Thánh và hai chữ “Huynh” và “Đệ”.
7 linh mục DCCT và Dòng Đa Minh đồng tế cầu nguyện cho Quý cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, bà Cố Lucia và các quân nhân đã qua đời tại phần mộ cụ Tổng Thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Lịch sử được viết lại bởi những kẻ thắng trận dù sao đi nữa cũng không thể kéo dài tuổi thọ. Một đời người hay thậm chí cả một triều đại cũng chỉ là chớp mắt so với vĩnh cửu. Lịch sử chính là vĩnh cửu và là một giá trị trường tồn vì nó là Sự Thật.
Một thanh niên trẻ có khuôn mặt dễ thương đứng ở cổng nghĩa trang, thấy tôi cậu hỏi:
- Chú đi thăm mộ Cụ đúng không? Để con dắt chú đi.
Len lỏi trên một lối mòn hai bên là những đám cỏ gianh, cây dại mọc cao hơn cả đầu người, chàng thanh niên kể:
- Bọn con mới dọn cỏ hôm qua đó chú- Rồi cười:
- Chú cho con
chút tiền café nha chú?
Ai mà từ chối được chứ trước vẻ mặt và nụ cười ấy.
Đã rất đông người đang ở trước hai ngôi mộ, tôi đến chào các Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cảm động trước những câu thăm hỏi thân tình của các Ngài, một vị nói:
- Anh cùng họ với Cụ đấy.
- Dạ thưa Cha, còn cùng là chi Trảo Nha nữa đấy ạ.
Cụ tổ của chi họ này ngày xưa là một Quận công trấn giữ phòng tuyến hai miền thời phân tranh Trịnh-Nguyễn.Ông có công rất lớn nên được Chúa Trinh gả con gái cho. Ông cũng nổi tiếng ngang tàng và đào hoa (có 11 bà vợ và 97 người con), khi bà Quận chúa ghen tuông, ông mang bà vào trả lại phủ Chúa, chúa Trịnh Tùng tức giận tước hết chức tước, bắt làm dân thường và tước cả quyền mang họ Ngô.Nhưng sau một thời gian lại được phục hồi và được ban một câu: “Khanh là trảo nha (nanh vuốt) của xã tắc”. Chi họ này lấy tên Ngô Trảo Nha từ dạo đó.
Một chi thiên di vào Quảng Bình và là thủy tổ của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hiếm có một dòng họ nào hoạnh phát và cũng bi thảm như vậy, người anh cả của Ngô Tổng thống là Ngô Đình Khôi cùng con trai là Ngô Đình Huân đều bị Việt Minh thủ tiêu ngay từ năm 1945 cùng với Thượng thư Phạm Quỳnh, rồi ba anh em đều bị giết trong cuộc đảo chính để lại nỗi xót thương ngậm ngùi suốt bao năm ròng. Ngày ông Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm ra Hà Nội tham gia chính phủ, ông Diệm có hỏi: Tại sao lại giết anh tôi? Ông Hồ trả lời ra sao thì không thấy ghi lại, nhưng đó là chính là thái độ kiên quyết bất hợp tác của Ngô Chí sỹ.
Một Thánh Lễ rất đơn giản nhưng trang nghiêm, những người Công giáo không phải dâng Lễ cho một vị Tổng thống mà là một Thánh Lễ cho một đồng đạo, một người anh em Công chính, tôi như bị chìm ngập trong tiếng Thánh Ca du dương, trong tiếng đọc trầm bổng những lời Kinh Thánh trong sáng lạ thường.
Hai người mặc quân phục VNCH đứng nghiêm trước mộ giơ tay chào, không hiểu họ đang nói gì với người nằm dưới kia? Tôi thoáng thấy phía sau họ có một phụ nữ lén lau nước mắt.
Nhân dân muôn thuở là công bằng, họ ghi nhớ hết. Nấm cỏ xanh, nắm xương trắng rồi cũng thành cát bụi, rồi ai cũng nông vùi ba tấc đất cũng đến chỗ hết của muôn đời. Có chăng chỉ còn lại tiếng thơm đối với ai là một vĩ nhân hay tiếng nguyền rủa với những kẻ gian hùng.
Một đám mây bỗng dừng lại trên bầu trời, làm rợp mát cả vùng nghĩa trang đang nắng gắt. Một vị Linh mục giải thích:
- Với người Công giáo chúng tôi, nghĩa trang là nơi thờ tự, nơi dâng Thánh Lễ nên cũng được coi là Đất Thánh.
Vâng, tôi cũng tin sâu sắc vào điều đó.
“Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” - Kinh Thánh.
Đã rất đông người đang ở trước hai ngôi mộ, tôi đến chào các Linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, cảm động trước những câu thăm hỏi thân tình của các Ngài, một vị nói:
- Anh cùng họ với Cụ đấy.
- Dạ thưa Cha, còn cùng là chi Trảo Nha nữa đấy ạ.
Cụ tổ của chi họ này ngày xưa là một Quận công trấn giữ phòng tuyến hai miền thời phân tranh Trịnh-Nguyễn.Ông có công rất lớn nên được Chúa Trinh gả con gái cho. Ông cũng nổi tiếng ngang tàng và đào hoa (có 11 bà vợ và 97 người con), khi bà Quận chúa ghen tuông, ông mang bà vào trả lại phủ Chúa, chúa Trịnh Tùng tức giận tước hết chức tước, bắt làm dân thường và tước cả quyền mang họ Ngô.Nhưng sau một thời gian lại được phục hồi và được ban một câu: “Khanh là trảo nha (nanh vuốt) của xã tắc”. Chi họ này lấy tên Ngô Trảo Nha từ dạo đó.
Một chi thiên di vào Quảng Bình và là thủy tổ của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hiếm có một dòng họ nào hoạnh phát và cũng bi thảm như vậy, người anh cả của Ngô Tổng thống là Ngô Đình Khôi cùng con trai là Ngô Đình Huân đều bị Việt Minh thủ tiêu ngay từ năm 1945 cùng với Thượng thư Phạm Quỳnh, rồi ba anh em đều bị giết trong cuộc đảo chính để lại nỗi xót thương ngậm ngùi suốt bao năm ròng. Ngày ông Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm ra Hà Nội tham gia chính phủ, ông Diệm có hỏi: Tại sao lại giết anh tôi? Ông Hồ trả lời ra sao thì không thấy ghi lại, nhưng đó là chính là thái độ kiên quyết bất hợp tác của Ngô Chí sỹ.
Một Thánh Lễ rất đơn giản nhưng trang nghiêm, những người Công giáo không phải dâng Lễ cho một vị Tổng thống mà là một Thánh Lễ cho một đồng đạo, một người anh em Công chính, tôi như bị chìm ngập trong tiếng Thánh Ca du dương, trong tiếng đọc trầm bổng những lời Kinh Thánh trong sáng lạ thường.
Hai người mặc quân phục VNCH đứng nghiêm trước mộ giơ tay chào, không hiểu họ đang nói gì với người nằm dưới kia? Tôi thoáng thấy phía sau họ có một phụ nữ lén lau nước mắt.
Nhân dân muôn thuở là công bằng, họ ghi nhớ hết. Nấm cỏ xanh, nắm xương trắng rồi cũng thành cát bụi, rồi ai cũng nông vùi ba tấc đất cũng đến chỗ hết của muôn đời. Có chăng chỉ còn lại tiếng thơm đối với ai là một vĩ nhân hay tiếng nguyền rủa với những kẻ gian hùng.
Một đám mây bỗng dừng lại trên bầu trời, làm rợp mát cả vùng nghĩa trang đang nắng gắt. Một vị Linh mục giải thích:
- Với người Công giáo chúng tôi, nghĩa trang là nơi thờ tự, nơi dâng Thánh Lễ nên cũng được coi là Đất Thánh.
Vâng, tôi cũng tin sâu sắc vào điều đó.
“Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” - Kinh Thánh.
Ngô Nhật Đăng
Nguồn: Việt Nam Thời Báo FB.
http://www.chuacuuthe.com/2014/11/dat-thanh/
http://hoilatraloi.blogspot.com/2014/11/lai-thieu-viet-nam-le-tuong-niem-co.html#.VFWSbsmve78
http://hoilatraloi.blogspot.com/2014/11/lai-thieu-viet-nam-le-tuong-niem-co.html#.VFWSbsmve78
--
Viet Si
------ Forwarded Message
------
=
05: Lãnh sự Đặng Xương Hùng
- xin tỵ nạn - Thụy Sỹ
11: Người
VN thù CS - Hồ
Chí Minh - Hồ Chó
Minh - cộng
phỉ - chế
độ giết người
14: Jane
Fonda - thân cộng - trước
1975 - 2015
- nó
xin lỗi - vì
sai lầm - bị
CS lừa
=
__._,_.___
Bài Giảng sấm sét giáng xuống đầu CS của một vị Linh Mục DCCT
tại Việt Nam
Những Nhân Vật Nổi Tiếng Thế Giới
Nói Gì Về Cộng Sản ?
|
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, Dòng Chúa Cứu Thế
Đức Giêsu đang nhắc nhở mọi người về thực tại của thế giới thụ tạo
này, trong đó, thân phận con người cũng như thế giới này thật hữu hạn. Thế giới
này, trong đó có con người chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Chỉ có
Thiên Chúa - Đấng Tạo Hóa, Ngài mới là vĩnh cửu và chỉ có Ngài mới là chủ của vạn
vật lịch sử. Con người chỉ là phàm nhân trước mặt Thiên Chúa, như lời tác giả
sách Thánh Vịnh thưa lên:
“Nào phàm nhân sống mãi được sao?
Mà chẳng phải đến ngày tận số?
Kìa họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
Nơi họ ở muôn đời muôn kiếp” (Tv
49).
Vâng, kính thưa ông bà và anh chị em, những lời ấy cho ta cảm tưởng, tác giả sách Thánh Vịnh đang quá bi quan về thân phận con người. Nhưng không! Hôm nay, Đức Giêsu Ngài đã nhắc nhở và cho ta biết về thân phận thật của thụ tạo, của mỗi người chúng ta: Con người, như người đầy tớ chờ đợi ông chủ trở về. Ông chủ ấy chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa, Ngài sẽ đến gặp chúng ta trong ngày tận cùng của thế giới này, trong ngày tận cùng của đời ta. Con người, bất kể họ là ai, họ sẽ phải đối diện với cái chết. Khi ấy là lúc mà ông chủ là Thiên Chúa trở về - lúc ấy, ngày ấy thật bất ngờ, không ai biết trước được. Do đó, chúng ta được mời gọi: Hãy canh thức! Hãy tỉnh thức!
Canh thức, tỉnh thức thế nào đây. Có nghĩa là đừng có ngủ, đừng
có ngủ mê! Nhưng chắc chắn Đức Giêsu không nói tới cái thức, cái ngủ về thể lý.
Vậy, Đức Giêsu nhắc nhở phải canh thức điều gì, phải tỉnh thức ra sao? Thưa ông
bà và anh chị em!
Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe đọc hôm nay, nằm trong trình thuật
Đức Giêsu đang ở thành Giêrusalem và Ngài nói về ngày sụp đổ của thành, cũng
như Ngài nói về ngày tận thế - ngày tận cùng của thế giới này.
Khi nhắc mọi người phải canh thức, phải tỉnh thức, trước đó, Đức
Giêsu đã nhắc:“Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ
mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây! và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.” Sau
đó, Ngài cảnh báo: “Trước khi ngày tận cùng đến, người ta sẽ nộp anh em
cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn, anh em sẽ phải ra
trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết”. Ngài
nói tiếp: “Anh em đừng sợ, đừng lo phải nói gì”. Cũng trong trình thuật
này, Tin Mừng thánh Luca còn viết thêm: khi điều đó xảy đến, “Anh em hãy ngẩng
đầu và đứng vững”.
Vâng, kính thưa cộng đoàn, thái độ canh thức, tỉnh thức trước
tiên mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người là: “hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt”.
Chúa Giêsu cho biết: Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Ngài nói với tổng
trấn Philatô, Ngài đến để làm chứng cho sự thật: “Chính vì lẽ này mà
tôi đã sinh ra, và chính vì lẽ này mà tôi đã đến trong thế gian: ấy là để làm
chứng cho sự thật. Phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng tôi”. Do
đó, phủ nhận sự thật, bóp méo sự thật để đi trong sự giả trá, để lừa gạt là chống
lại Thiên Chúa, chống lại Đấng Tạo Hóa.
Trong môi trường chúng ta đang sống, trong xã hội của chúng ta
đã và sẽ có những người, những nhóm người nhân danh Tin Mừng để lừa gạt người
khác. Đã và đang có nhóm người dùng mọi chiêu bài để bóp méo lịch sử, lừa gạt
người dân, lừa gạt nhiều thế hệ, kéo cả một dân tộc đi vào con đường sai lầm.
Chúng ta đang sống trong một xã hội lấy chủ thuyết cộng sản - chủ
thuyết đặt trên nền tảng của gian dối, lừa gạt và tàn bạo.
Sau một thời gian đã biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, thế nào
là cộng sản: Mikhail Gorbachyov, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Bang Sô
Viết nói: “Tôi đã bỏ một lửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay
tôi đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Đã có kinh nghiệm sống trong xã hội cộng sản Đông Đức, Thủ tướng
Đức đương thời, bà Angela Merkel nói: “Cộng Sản đã làm cho người dân trở
thành gian dối”.
Tổng Thống Nga đương nhiệm, ông Putin nói: “Ai tin Cộng
Sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.”
Kính thưa ông bà và anh chị em, những con người sống trong xã hội
được coi là khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản, họ đã phải tuyên bố về nó như thế.
Dân tộc của họ đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, cho nó vào quá khứ để đi con đường
văn minh, chân thật hơn.
VIỆT NAM
Tại Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản đã thống trị hơn một nửa thế kỷ
tại Miền Bắc và gần 40 năm tại Miền Nam này. Người dân đã và vẫn đang bị lừa gạt,
bao thế hệ đã và đang sống trong sự dối trá.
Vâng, nếu tôi và bao bao bạn trẻ, tôi tin rằng, có nhiều nhiều bạn
đang ngồi trong ngôi nhà thờ này không được tiếp xúc với sự thật lịch sử từ các
trang mạng internet; nếu thế hệ trẻ không được đọc những tác phẩm như: Đêm Giữa
Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Nhật Kỳ một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải; Bên Thắng
Cuộc của nhà báo Huy Đức, Đèn Cù của Trần Đĩnh; Và nếu thế hệ trẻ ngày nay
không được các thế hệ cha ông mình kể lại, không lắng nghe những người trong cuộc
nói cho biết, thì bản thân tôi, bao người trẻ đã và vẫn còn bị lừa gạt nhiều điều.
Chúng tôi bị lừa gạt về cái gọi là thắng lợi 30-4-1975. Nếu
không biết đâu là sự thật thì người ta vẫn tin rằng: Đồng bào Miền Nam đói khổ,
bị chính quyền bù nhìn câu kết với Đế Quốc Mỹ đàn áp, bóc lột người dân tới tận
xương tủy. Đồng bào Miền Bắc hãy làm cuộc giải phóng cho đồng bào Miền Nam...
Nếu người dân không được tiếp xúc với những nguồn tin lề trái,
mà chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ nhìn những gì đảng cho đọc, đảng cho nghe, đảng cho
thấy thì cứ tưởng rằng, Hoàng Sa, Trường Sa vẫn nguyên vẹn thuộc quyền sử dụng
của Việt Nam. Sự thật là người ta đã để cho Trung Cộng chiếm gần hết. Người ta
cứ tin rằng, Đất nước ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Sự thật là Ải Nam Quan
nay không còn. Hàng km đất biên giới phía Bắc đã cho Trung Cộng thuê với thời hạn
cả 50 năm trở lên.
Và nếu ta không chịu tìm hiểu, không phóng tầm mắt ra các nước
xung quanh, các nước Phương Tây, nhiều người vẫn còn bị lừa gạt rằng: Chủ nghĩa
Tư Bản đang giãy chết. Chủ nghĩa Tư bản độc ác. Các ông chủ Tư bản bóc lột người
lao động như vắt chanh bỏ vỏ; còn chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ của loài
người… Chủ nghĩa xã hội là khoa học, là tiến bộ...
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Có thể tôi và nhiều anh chị em chúng ta ngồi đây, đã biết, đã
không bị lừa gạt bởi những gì chủ nghĩa cộng sản tuyên truyền. Có thể tôi và
anh chị em không là nạn nhân, nhưng rất, rất có thể chúng ta lại trở thành người
đã để cho sự giả dối, lừa gạt đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình. Sống
trong một xã hội lấy chủ nghĩa giả dối, lừa gạt làm nền tảng thì có thể chúng
ta đã bị ảnh hưởng bởi điều đó. Chúng ta thấy tình trạng học giả lấy bằng thật,
làm giả lấy công thật, làm hàng giả, bán hàng giả... trong lãnh vực nào cũng có
cái giả.
Một xã hội đặt trên nền tảng của sự lừa lọc, giả dối để rồi cả
xã hội ấy người người làm giả, nói dối. Nói như nhạc sĩ Tô Hải viết trong cuốn Nhật
Ký Thằng Hèn của ông: “tao, mày, nó, chúng tôi, các anh, chúng nó... đều
làm dối, nói dối, khen nhau dối, và từ trên xuống dưới đều dối nhau là “Đừng có
nói... đó là... nói dối!” Hay như đại tá, nhà văn Nguyễn Khải thú nhận
trong tùy bút “Đi tìm cái tôi đã mất”:“Người Cộng Sản nói dối lem lém, nói dối
lì lợm. Nói dối không hề biết xấu hổ, không hề run sợ. Người dân vì muốn sống
còn cũng phải nói dối theo.”
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Chúa Giêsu Ngài là sự thật, Ngài đến làm chứng cho sự thật và
phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng Ngài”. Hôm nay, Chúa Giêsu cảnh
báo mọi người:“Anh em hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt.”
Đừng để cho người ta lừa gạt để rồi phải sống trong sự giả dối.
Đừng để sự giả dối đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình mà trở thành kẻ lừa
gạt người khác. Đó là thái độ sống tỉnh thức trước tiên Chúa Giêsu mời gọi
chúng ta hôm nay.
Thái độ sống tỉnh thức kế tiếp Chúa Giêsu mời gọi ta, đó là: “Đừng
sợ!”
Đức Giêsu cảnh báo: “Phần anh em, anh em hãy coi chừng!
Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh
đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho
họ được biết”. Nhưng “anh em đừng sợ đừng lo phải nói gì”.
Có nhiều nỗi sợ hãi trong cuộc đời ta, nhưng có nỗi sợ đến từ sự
đe dọa, bắt bở, đàn áp, bỏ tù của những kẻ mạnh, của những người có chức có quyền,
có vũ lực trong tay.
Một trong cách thức mà chế độ Cộng Sản ở đâu cũng áp dụng, đó là
làm cho người dân luôn sống trong nỗi sợ hãi. Nhà cầm quyền đã dùng người dân để
theo dõi nhau, người này theo dõi người kia, nhà này theo dõi nhà nọ. Dẫn đến mất
niềm tin, nghi ngờ nhau, mang đến nỗi sợ hãi để rồi chỉ còn làm cách lén lút,
dù điều đó là điều tốt.
Chính quyền dùng bạo lực, dùng nhà tù để tạo nên nỗi sợ hãi cho
người dân. Để rồi người dân chỉ còn biết nghe theo, làm theo; dù lương tâm cho
biết, đó là điều trái với đạo lý, trái đức tin của mình.
Điều này không chỉ xảy ra trong xã hội chúng ta trước đây, mà
ngày nay, hiện tại vẫn đang xảy ra: Nhà cầm quyền dùng người dân theo dõi người
dân. Dùng những người ăn không ngồi rồi, theo dõi người bất đồng chính kiến...
Dùng nhiều cách thức khác nhau để mang đến nỗi sợ hãi: triệt hạ kinh tế, sách
nhiễu gia đình, khủng bố tinh thần, thể xác; giả dạng côn đồ đánh đập, bắt bớ bỏ
tù… Tạo ra nỗi sợ hãi cho những người bất đồng chính kiến, những người bằng đường
lối ôn hòa, muốn dấn thân thúc đẩy tự do, dân chủ, công bằng, đa nguyên đa đảng
cho Việt Nam.
Nhà cầm quyền làm cho người dân sợ hãi đến nỗi có người không
dám nói tới hai từ “chính trị”, không dám bàn tới chính trị. Những cụm từ: dân
chủ, quyền con người, đa nguyên đa đảng... trở thành những cụm từ kỵ. Kỵ không
phải vì điều gì khác mà kỵ vì quá sợ, vì sợ hãi.
Sợ hãi trước sự thật đang xảy ra cho dân tộc, sợ hãi không còn
dám liên đới, lên tiếng cho những con người nghèo khổ đang bị gạt ra bên lề xã
hội, đang chịu bao cảnh nỗi oan khiên. Điển hình là những vụ việc xảy ra được
nêu lên trước thánh lễ mà Cha Thoại đã nêu lên: vụ việc của nhà báo Trương Minh
Đức, giảng viên Phạm Minh Hoàng, người ta hành hung, đe dọa; đến cả ông Tổng
lãnh sự Pháp người ta còn kẹp cổ ông... nhằm đe dọa ông.
Vụ án nhiều mờ ám của anh Hồ Duy Hải, và phiên tòa sắp tới ngày
12.12 xử bà Bùi Minh Hằng, hay việc lên tiếng cho tình trạng bị tù oan sai của
anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, của luật sư Lê Quốc Quân, chị Tạ Phong Tần, ông
Trần Huỳnh Duy Thức... và nhiều vụ việc khác nữa.
Vâng, nhiều người dân biết đó, biết họ chỉ lên tiếng những vấn đề
của đất nước, lên tiếng cách ôn hòa nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền,
thúc đẩy những điều tốt đẹp cho Việt Nam nhưng đã bị nhà cầm quyền xử cả chục
năm tù giam. Biết đó, nhưng sợ! Sợ nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền làm cho người
dân sợ hãi đến nỗi không dám lên tiếng, không dám nói tiếng nói của lương tâm,
của lương tri, không dám lên tiếng, không dám liên đới với anh chị em của
mình.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, Chúa Giêsu trấn
an ta: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn.
Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.” Và
Ngài cũng nói với chúng ta, nói cho những ai thành tâm thiện chí: “Phúc
cho những ai chịu bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”.
Chúng ta cám ơn Chúa, vì đã và đang ngày càng có nhiều người vượt
qua nỗi sợ hãi để có thể bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình cách công khai về
các vấn đề trong xã hội Việt Nam. Họ đã và sẵn sàng chịu sự sách nhiễu, hành
hung, trấn áp, ngồi tù bởi nhà cầm quyền, để có thể nói điều lương tâm, lương
tri mách bảo.
Cám ơn Chúa, vì đã có bao thế hệ cha ông chúng ta là các thánh tử
đạo Việt Nam đã trung kiên với đức tin mình lãnh nhận, dù các ngài có gặp gian
nan khốn khó; dù các ngài có bị bắt bở, chịu bỏ tù, dù có phải hy sinh mạng sống
mình, các ngài đã vượt lên nỗi sợ hãi để sống đức tin, làm chứng cho đức tin -
đức tin chân thật mà các ngài đã lãnh nhận.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Hôm nay là ngày cuối cùng trong tháng mà Hội thánh mời gọi con
cái mình nhớ tới các bậc tiền nhân đã qua đời, để cầu nguyện cho các ngài. Lúc
này đây, tôi nhớ tới hình ảnh của cha Giuse Vũ Ngọc Bích và thầy Marcel Nguyễn
Tấn Văn trong Nhà Dòng chúng tôi. Năm 1954, khi người dân Miền Bắc ồ ạt chạy
vào Nam để trốn chế độ cộng sản, thì cha Giuse Vũ Ngọc Bích và Thầy Marcel Văn
đã can đảm tình nguyện từ Nam trở ra Bắc.
Cha Giuse Vũ Ngọc Bích đã âm thầm, chịu bao đau khổ để giữ đền Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp, cơ sở của DCCT, nhờ vậy mà DCCT còn có cơ sở tại Hà Nội như
ngày hôm nay.
Đối với thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn. Sau khi vừa ra Hà Nội, trong
một lần ra ngoài phố, tình cờ thầy nghe vài người đang nói những điều sai sự thật
về xã hội Miền Nam. Thầy Văn đã tiến lại nói với họ: Điều các ông vừa nói không
đúng sự thật. Tôi sống trong đó, mới từ trong đó ra nên tôi biết rõ Miền Nam.
Thầy Marcel Văn không phải không biết sự nguy hiểm khi nói những điều ấy, nhưng
thầy đã vượt qua nỗi sợ hãi để làm chứng cho sự thật. Thầy Macen Văn đã bị bắt
đem đi và chết trong nhà lao Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái vào năm 1959.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, ngày chúng ta cầu nguyện
cho Công Lý Hòa Bình trên quê hương đất nước chúng ta, Lời Chúa nhắc nhở mọi người:
Phải canh thức, phải tỉnh thức! Phải canh thức, tỉnh thức bởi sự hữu hạn của thế
giới thụ tạo; bởi mỗi người chúng ta sẽ có ngày gặp lại ông chủ của mình là
Thiên Chúa.
Và thái độ canh thức, tỉnh thức mà hôm nay Chúa Giêsu mời gọi đó
chính là hãy cẩn thận, đừng để bị lừa gạt: đừng để rơi vào tình trạng biến cái
xấu thành tốt, cái giả thành thật, cái sai thành đúng! Thiên Chúa, Ngài là Đấng
chân thật và Ngài mời gọi ta đi trong đường lối chân thật.
Ta được mời gọi “đừng sợ”. Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân
xác mà không giết được linh hồn ta. Hãy đứng vững và ngẩng đầu lên, bởi sự sống,
sự chết của chúng ta nằm trong tay Thiên Chúa. Thiên Chúa mới là người xét xử
ta. Hãy can đảm sống Đức Tin, sống những giá trị của Tin Mừng. Đừng để cho nỗi
sợ biến chúng ta thành những người thờ ơ trước nỗi đau khổ của anh chị em mình,
trước vận mạng của dân tộc. Đừng để nỗi sợ hãi biến chúng ta thành những người
đánh mất lương tri mà Thiên Chúa – Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng đã nhắc nhở ta phải canh thức, phải
tỉnh thức; xin Ngài ban cho ta ơn khôn ngoan, lòng can đảm, vượt qua nỗi sợ hãi
để ta có thể sống trong sự thật và biết làm chứng cho sự thật giữa xã hội mà ta
đang sống hôm nay. Amen!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Toản, DCCT
__._,_.___
__._,_.___
No comments:
Post a Comment