Vũ khí và ý
chí chiến đấu
Đoàn Hưng Quốc
Thỉnh thoảng trên báo chí quốc tế lại có tin tức về chính sách
quốc phòng của Việt Nam: nào là nước mua vũ khí đứng hạng thứ 8 trên thế giới;
trang bị tàu ngầm Kilo có khả năng tấn công căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam
hay ngay cả thành phố Thượng Hải, hoặc trả đũa đe dọa đường tiếp vận biển nếu
Trung Quốc tấn công Trường Sa.
Điều đáng nói là những tin tức loại này chỉ đến từ chuyên viên và truyền
thông nước ngoài, còn trong nước thì không hề có một bài phân tích quân sự
nghiêm chỉnh nào từ nhà nước hay Bộ Quốc Phòng, không có thảo luận trong Quốc
hội, không có đối thoại giữa nhà cầm quyền và dân chúng về sách lược bảo vệ Tổ
Quốc. Như vậy nhà cầm quyền hoặc dấu nhẹm thông tin trong nước hay thiếu thành
thật với nước ngoài, nếu không phải là dối trá với cả hai.
Vũ khí chỉ là công cụ nhưng ý chí để sử dụng vũ khí khi cần thiết
mới là chính. Khi cả quân lẩn dân đều hèn thì vũ khí chỉ còn là đống sắt vụn
đắt tiền.
Quân hèn vì tướng hèn, tham nhũng nên bị bôi nhọ công khai mà
không dám chối cãi, lại vì danh lợi mà cung cúc cúi đầu ca ngợi tình hữu nghị hữu
hảo với đối phương.
Dân hèn vì khi hai bên chỉ mới bắn nhau bằng vòi rồng thì thành
phố hỗn loạn, tư bản đỏ vội vã tìm cách đưa người và tiền của chạy ra nước ngoài
(theo chương trình du học hay đầu tư EB-5 sang Mỹ) thì dân thường tự hỏi phải
chịu ở lại hy sinh bảo vệ cái gì? Nhưng cũng không thể trách người dân vì nhà
cầm quyền đâu có chuẩn bị cho họ bảo vệ đất nước mà không hốt hoảng.
Nhà nước hèn vì bịt miệng tiếng nói của những người yêu nước, che giấu
sự hy sinh của các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và biên giới, không dám khơi động
lòng yêu nước vì sợ người dân sẽ đòi lãnh đạo tốt.
Việt Nam chỉ có kinh nghiệm đánh bộ mà chưa đánh trên biển. Lại
đơn độc không thao dượt tập trận chung với ai, đến khi hữu sự tàu ngầm lặn dưới
lòng biển không phân biệt được tàu bạn địch để tấn công, máy bay hoả tiễn tầm
xa có thể bắn lầm thường dân thay vì quân sự.
Đ. H. Q.
Tác giả gửi BVN.
Việt Nam ‘tậu’ vũ khí gì để đương đầu với
Trung Quốc?
VOA Tiếng Việt
Hệ thống tên lửa phòng không Pechora.
Máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đất đối không, radar phòng không,
tàu ngầm, ngư lôi là những thiết bị quân sự Hà Nội mua của nhiều nước gần đây,
đưa Việt Nam nằm trong top các quốc gia mua sắm vũ khí nhiều nhất trên thế giới
từ năm 2011 tới năm 2015.
Số liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm, Thụy
Điển, cho thấy, 43 trong số 50 tên lửa klub chống tàu Việt Nam đặt mua của Nga
đã được bàn giao từ năm 2013 tới năm 2015. Các phi đạn này được trang bị cho
các tàu hộ vệ Gepard và tàu hộ tống Tarantul mà Hà Nội cũng mua của Moscow.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên
lửa đất đối không Pechora. Việt Nam cũng đã “tậu” 400 quả tên lửa phòng không
của Nga và đã được bàn giao.
Trong các phi vụ mua bán vũ khí với Nga, cho tới nay, 65 trong số
80 quả ngư lôi Việt Nam đặt mua để trang bị cho các tàu ngầm đã được bàn giao.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu
SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla.
Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối
đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần
đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc… đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo
biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là
áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường
quốc phòng là đúng.
Cựu chiến binh Trần Bang nói.
Năm 2009 là thời điểm Việt Nam đặt mua nhiều vũ khí của Nga nhất, trong
đó đáng chú ý hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ đôla mua 6 tàu ngầm lớp kilo, nhân
chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga.
Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế, Hà Nội “tậu” nhiều vũ khí
hơn cả các quốc gia giàu có hơn trong khu vực như Singapore và Hàn Quốc.
Ông Trần Bang, một cựu chiến binh ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng
việc gia tăng chi tiêu quân sự cho thấy “Việt Nam đã ý thức được mối đe dọa
ngoại xâm”. Ông nói thêm:
“Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối
đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần
đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc. Việc chi tiêu quốc phòng, đứng cạnh một nước
lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra
Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt
Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng”.
Chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Việt Nam đã đặt mua và đã
được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên
tới 600 triệu đôla.
Trả lời VOA, ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của
SIPRI cho rằng tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng như nỗ lực của Trung Quốc
nhằm hiện đại hóa quân đội “có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở
châu Á”. Tin cho hay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141
tỉ đô la, tăng 10% so với năm ngoái.
Một báo cáo của SIPRI công bố năm ngoái cho biết, mức tăng chi
tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và
châu Đại Dương. Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu
quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%.
Không chỉ mua vũ khí của Nga, Việt Nam còn tiếp cận vũ khí của
nhiều nước khác. Hà Nội đã đặt mua của Israel 20 rocket dẫn đường “nhằm mục đích
phòng thủ duyên hải” và tất cả loại vũ khí này đã được bàn giao trong khoảng
thời gian từ năm 2014 tới 2015. Ngoài ra, Việt Nam cũng mua 3 radar phòng không
được sản xuất tại Canada với thiết bị từ Israel và được cải tiến tại Mỹ.
Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009,
trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.
Việt Nam cũng rút hầu bao, mua 2 khẩu súng hải quân “siêu nhanh”
76 ly từ Italia để trang bị cho 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan. Việt
Nam cũng mua của một nước châu Âu khác là Tây Ban Nha 3 máy bay vận tải C-295
và đã được bàn giao hết trong khoảng thời gian từ 2014 tới 2015.
Năm 2009, Việt Nam cũng đặt mua từ Pháp 2 chiếc trực thăng vận tải
Super Couger và đã được bàn giao năm 2011. Ngoài ra, Hà Nội còn “tậu” 40 quả
tên lửa phòng không VL MICA, 25 quả tên lửa chống tàu Exocet và 2 hệ thống tên
lửa MICA để trang bị cho 2 các chiến hạm Sigma mua của Hà Lan.
Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và
người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện
là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng…
Thứ nữa, chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho
bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho
người dân thất vọng.
Ông Trần Bang nói.
Đáng chú ý, trong phần
dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế chưa có các thông tin về vũ khí
Việt Nam mua của Mỹ. Hoa Kỳ năm ngoái đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát
thương đối với Việt Nam với mục đích tăng cường phòng thủ duyên hải và trên
biển.
Việt Nam chưa thông báo sẽ mua vũ khí gì của Mỹ, nhưng theo nhận
định của các chuyên gia, Hà Nội có thể mua “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh
sát, tình báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”.
Ngoài ra, Việt Nam những năm qua còn mua một loạt các thiết bị
quân sự của Ukraine như 8 máy bay chiến đấu SU-22 và 3 hệ thống radar tìm kiếm
trên không.
Trong khi đó, cựu chiến binh Trần Bang cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng
“phần lớn người dân trong nước không hay biết về kế hoạch chi tiêu quân sự của
nhà nước”. Ông nói thêm:
“Cái chi tiêu quốc phòng này, nói đúng ra, người dân trong nước
không biết. Dân thường hầu như không biết. Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng
đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết,
người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo
ngại tình trạng tham nhũng bởi vì ở Việt Nam, bất kỳ việc mua sắm công nào cũng
có vấn đề hoa hồng, phần trăm, hay nói thẳng ra là tham nhũng. Thứ nữa, cái chi
tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư
dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân
thất vọng.”
Trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc
Nguyễn Quốc Chính viết: “Cộng Sản VN nên “Tậu” vũ khí thông thường TRÁI TIM YÊU
TỔ QUỐC Việt Nam là vệ quốc được ngay, không mất thêm biển đảo nữa!”
Lần cuối cùng Việt Nam công bố “Sách trắng quốc phòng” là năm
2009. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước
cho biết sẽ công bố cuốn sách về hoạt động quốc phòng của Việt Nam vào năm 2014,
nhưng cho tới nay, vẫn chưa thấy nó xuất hiện.
Theo dữ liệu năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương
đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-tau-vu-khi-gi-de-duong-dau-voi-trung-quoc/3214353.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment