Tuesday 1 March 2016

Dân Việt Giai Cấp Trung Lưu Thế Giới? & Tiến Sĩ Tòng Xuân Bỏ Tết Âm Lịch!!!


Mời vào:
Dân Việt Giai Cấp Trung Lưu Thế Giới? & Tiến Sĩ Tòng Xuân Bỏ Tết Âm Lịch!!!
Tuyết-Lan
Bạn thân mến,
Đến hôm nay, đã qua rằm tháng Giêng Âm Lịch, nhưng chuyện ăn Tết truyền thống ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề gây lo lắng cho một vài “nhà tiến sĩ kinh tế” trong nước. Một ông giáo sư tiến sĩ Lúa, một Anh Hùng Lao Động đưa ra ý kiến là Việt Nam nên bỏ Tết Nguyên Đán và gộp chung với Tết Dương Lịch thành ngày Tết của dân Việt. Đề xuất này đã gây nên những luồng dư luận trái chiều, làm nổi sóng (hay nổi nóng?) dư luận. Các “đỉnh cao trí tuệ” (bốn chữ này khi nào cũng phải để trong ngoặc kép nghe Bạn, bởi vì dưới chế độ Cộng Sản, làm gì có cái “đỉnh cao” ấy mà mơ hở Bạn?) cho rằng Tết âm lịch quá “tốn kém” cho các gia đình và “ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế”, rằng “1 tháng Tết làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%.”
Theo báo Thanh Niên quốc nội, từ năm 2005, GS-TS. Võ Tòng Xuân, một giáo sư có công “đóng góp cho lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng lúađồng bằng sông Cửu Long” (theo Wikipedia) đã thấy rằng Tết Nguyên Đán và Tết Dương Lịch quá gần nhau, đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Theo ông, nên chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, để giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê. Có lẽ ông Tiến Sĩ… Lúa này đã quá “căm thù” câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, hoặc “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà”… của dân Việt, trong khi ông phải hì hục nghiên… kíu mệt nghỉ về cây lúa, nên tức tối chăng?
Trên báo VTC online ngày 16/02/2016, dưới tiêu đề "Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch", chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chỉ có ở Việt Nam và Trung Cộng mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài như hiện nay. Theo ông, 1 tháng Tết làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%.  Làm như công dân Việt Nam chăm chỉ lắm Bạn nhỉ? Cứ nhìn các hàng quán, khách đông như kiến trong giờ làm việc mà xem! Dân thành phố ở Việt Nam chỉ nghỉ ngơi 1 tháng Giêng thôi, còn ngồi hàng quán cà-phê, đi long nhong suốt 11 tháng trong năm, khiến cho nền kinh tế lụn bại là phải rồi, còn kêu ca nỗi gì nữa Bạn nhỉ?
Bạn thân mến ơi! Thật là kinh hoàng nếu không muốn nói là kinh sợ cho kiến thức của hai vị Tiến Sĩ này, một ông là GS-TS Võ Tòng Xuân, một ông là chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu. Suy nghĩ và nhận định của ông có thể nói là “nông như đọi đèn”, không có bề rộng, cũng chẳng có bề sâu, nghĩa là tênh hênh, tơ hớ! Không biết “luận án Tiến sĩ” của hai ông này nói về đề tài gì? Các ông này học ở đâu mà có cái luận điệu vong bản, ngây ngô như vậy hở Bạn?
Có vọng ngoại, có tham danh, có ham tiền thì cũng phải tìm hiểu, học hỏi cho đến nơi đến chốn, chứ “giảng dạy” kiểu TS. Võ Tòng Xuân và “phán” kiểu chuyên gia TS. Nguyễn Trí Hiếu "Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch" thì đã lòi ra cái học vị Tiến sĩ giấy mà cụ Nguyễn Khuyến đã từng mô tả “Mảnh giấy làm nên khoa Giáp Bảng” và “Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi!” Bạn ơi! Rất may mắn là ngay tại quốc nội, luận điệu khù khờ của hai Tiến Sĩ giấy Tòng Xuân và Trí Hiếu “dốt ưa nói chữ” này đã bị những người học hành nghiêm túc phân tích và phản bác rất chặt chẽ!
Bạn có biết rằng lý do đầu tiên khiến dân Việt không thể bỏ Tết Âm Lịch đó là về lịch pháp, phong thủy và phương thức sản xuất không? TS. Nguyễn Xuân Diện viết: Các học giả và chuyên gia về Lịch Pháp như Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Luân đều nhận thấy rằng Âm Lịch của Việt Nam là của riêng Việt Nam và khác với lịch của Trung Hoa, phương thức sản xuất và sinh hoạt cũng khác. Tết Âm Lịch của Ta, chứ không phải của Tàu đâu Bạn ạ! Bạn nghe này: “Cái Tết Âm lịch bên cạnh cái nguồn vui của một cộng đồng thì nó cũng bộc lộ rất nhiều những cái nhược điểm của một Xã Hội nông nghiệp. Nhưng khi có điều kiện về thời gian và vật chất thì nó bộc lộ sang một hướng khác và những ý kiến nêu ra vấn đề tiêu cực của cái Tết là có cơ sở. Tuy nhiên khi người ta cho rằng phải thay đổi vì lý do kinh tế hay nếp sống, thì tôi cho rằng các lý do đó không thể đánh bại được một cái lô cốt mang bản sắc văn hóa rất bền vững như thế.”
Phải chăng ông Tiến sĩ “Kinh… Thế” Nguyễn Trí Hiếu không tìm được cách “tối ưu” làm cho kinh tế Việt Cộng phát triển, khiến nó cứ lẹt đẹt trì trệ, nên trút tội lên Tết truyền thống và xúc phạm đến văn hóa dân tộc. Ông có biết là tổ tiên Việt Nam đã căn dặn về kinh tế gia đình không? Ông TS. có biết nguyên tắc tiêu dùng trong lễ lạc, giỗ, Tết của tổ tiên là “giầu thì làm kép, hẹp thì làm đơn”, “tùy gia mà phong, hay kiệm”. Từ ngàn năm qua, tại Việt Nam, người giầu, người nghèo đều ăn Tết… tuy có tốn kém và vất vả đối với dân nghèo… nhưng chưa ai ‘oán hận” cái Tết như hai ông Tê-Ét (TS) này cả!
Hai ông TS. này cần học hỏi thêm! Bởi vì, theo TS. Nguyễn Xuân Diện: “Chúng ta không thể nào gộp hai cái tết vào làm một được, mà vẫn phải tôn trọng vừa có tết Dương lịch để phù hợp với trào lưu xã hội mới. Nhưng đồng thời phải giữ cái Tết cổ truyền, vì nó là một cái tết mang bản sắc nó đã nằm trong lòng của xã hội và trong văn hóa của Việt Nam. Song phải có cách vận hành nào đó để cho nó êm ả và tốt đẹp như trước đây. Chứ còn các vấn nạn, áp lực về giao thông, thực phẩm hay an toàn Xã Hội… thì nó do con người tạo ra, chứ cái Tết nó có tội tình gì đâu?”
Năm Khỉ, hai ông muốn bắt chước nước Nhật ư? Hãy suy nghĩ cho thấu đáo, “nếu không phải là người Nhật, thì đừng bắt chước Nhật” Nên biết là từ năm 1873 Nhật Bản đã bỏ Tết Âm Lịch để ăn Tết Dương Lịch, song họ vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa, giáo dục và hiện nay Nhật Bản đang là quốc gia hàng đầu thế giới trong việc giữ gìn bản sắc, kỷ cương dân tộc mà không một quốc gia nào theo kịp, thì làm sao Việt Nam bắt chước Nhật được?
Tiếp theo chuyện “đòi bỏ Tết” của hai ông TS. ấm ớ,  là chuyện nhà nước CSVN công bố “lộ trình đưa nước Việt Nam thành quốc gia có thu nhập trung bình cao trong 20 năm sắp tới”. Theo “Dự đoán” thì vào năm… 2035 cơ, sẽ có một nửa số dân Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu với lợi tức tính trên đầu người (GDP) sẽ đạt $7,000/người (tin được công bố ngày 23/2/2016 tại Hà Nội).
Báo cáo cũng cho biết, trên nửa số dân dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2035 với mức tiêu dùng $15 /ngày hoặc cao hơn (tính theo sức mua tương đương bằng đô la Mỹ năm 2011), so với con số dưới 10% như hiện nay. 
Báo cáo cũng đưa một kỳ vọng thấp hơn. Đó là tốc độ tăng trưởng khả thi hơn (nhưng vẫn là tham vọng) ở mức 5%/năm (là tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam 10 năm qua).  Với kỳ vọng này, GDP theo đầu người của Việt Nam sẽ đạt $15.000 vào năm 2035 và $18.000 vào năm 2040. Kỳ vọng cao hơn cũng được đưa ra trong báo cáo. Đó là GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt $22.000 vào năm 2035, tương đương với mức thu nhập của Nam Hàn năm 2002 hoặc của Malaysia năm 2003. Để đạt được mức này, GDP bình quân đầu người phải có tốc độ tăng trưởng trên 7%/năm.”
Bạn thân mến ơi, trong bản báo cáo của nhà nước CSVN về thu nhập trung bình của người Việt Nam vào năm 2035 là $7,000/người, rồi cho rằng như thế là họ đã nhập vào “giai cấp trung lưu thế giới”, thật kỳ lạ Bạn ạ! Bạn nhớ rằng giai cấp trung lưu thế giới đâu có thu nhập tệ đến thế! Như chúng ta đã biết, tại Hoa Kỳ, những công dân gọi là “sống dưới mức nghèo khó” hiện nay thu nhập trung bình gần “một vạn đô-la Mỹ/năm”, đó là tiền trợ cấp SSI-SSA mỗi tháng khoảng $885.00, đó là chưa tính tiền trợ cấp nhà ở và y tế khá nhiều ngàn đô-la nữa! Theo Tuyết-Lan, nếu CSVN vẫn không có những cải cách xã hội và thay đổi triệt để về thể chế, thì hai mươi năm nữa, có nằm mơ cũng không thể đạt được “kỳ vọng quá khiêm tốn” này.
Thật đấy Bạn ạ! Làm sao người dân có thể vươn lên khi giá gia cư cao gấp 25 lần thu nhập của dân lao động, khi nhà nước cộng sản cho phép một số người giầu có gọi là “đại gia” và con cái họ gọi là “thiếu gia” tiêu tiền vung vít, xây biệt phủ, biệt điện, mua xe triệu đô chỉ để khoe của và xác định đẳng cấp, khiến cho “máu ngoại tệ” chẩy hết ra ngoại quốc, khi những gia đình giầu có luôn tìm cách cho con cái “đi du học nước ngoài”, “đi du lịch”, rồi tìm mọi cách ở lại… Đúng là chế độ xã hội chủ nghĩa CSVN có quá nhiều quái thai thời đại a-còng (@)  Bạn ơi!
Một điều vô cùng kỳ lạ và rất khó hiểu nữa là năm nay hàng ngàn người dân của chủ nghĩa cộng sản vô thần tại thủ đô Hà Nội đã lũ lượt, chen chúc đến các đền chùa để dâng sao, xin giải hạn, cầu phước lộc và may mắn. Các tấm ảnh cho thấy người đông như kiến trong sân chùa, tràn cả ra đường. Hình như con người chỉ van vái thần linh, chỉ nghĩ đến thần linh, chỉ cầu cạnh thần linh khi con người lâm cảnh cùng khổ phải không Bạn thân mến? Chỉ trong những tai nạn đe doạ đến mạng sống, trên bờ sinh tử, mọi người mới nghe râm ran tiếng cầu kinh gọi Phật Chúa. Phải chăng dân Việt ở thủ đô Hà Nội đã đứng trên bờ vực của cõi chết khi trải qua bao nhiêu đầy đoạ của lũ Việt Cộng dã man từ năm 1954 đến bây giờ vẫn còn tiếp tục phải không Bạn? Nếu đúng thế, thì chúng ta cũng nên hiệp lời cầu xin với họ Bạn ạ!
Cũng có người tại quốc nội đặt câu hỏi “Dâng sao, nhưng có giải hạn được không?”. Theo Tuyết-Lan, cái sao gây khốn nạn cho dân tộc đó là cái “sao vàng trong vũng máu” cần toàn thể nhiều triệu dân Việt quốc nội và quốc ngoại xúm nhau đồng khẩn cầu van vái thần linh giải thể, xin thần linh tiêu diệt nó đi, thì quê hương, đất nước Việt Nam sẽ hết hạn khốn cùng ngay Bạn ơi! Nhưng dễ gì được Bạn ơi!!
Thư dài rồi. Hẹn Bạn thư sau.
Thân mến chào Bạn.
Tuyết-Lan.
__._,_.___

Posted by: "Peoplevoiceonline .com

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin Buổi Sáng8/5/2024

My Blog List