Monday 4 July 2016

THẾ NÀO LÀ KHÍ PHÁCH TUỔI TRẺ VN?




THẾ NÀO LÀ KHÍ PHÁCH TUỔI TRẺ VN?

"Hãy đưa tội ác của Formosa ra toà án quốc tế , bắt họ cúi đầu xin lỗi và bồi thường tương xứng với những gì họ đã gây ra cho dân tộc VN.

Đưa ra ánh sáng những kẻ nào đứng sau bảo kê cho Forsoma để những sai trái nối tiếp sai trái - bán đứng nhân dân VN phải chịu những hình phạt thích đáng." (Phạm Nam Hải)


 
 Bản chất của tiền bồi thường
Lê Công Định

        Cùng tác giả:
Tranh luận cuối năm 
Ls. Lê Công Định: Tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chúng ta đã giành từng bước, đấu tranh đầy cơ sở, chứng lý đầy đủ, thuyết phục mới đạt được kết quả này. Cần tính sao để số tiền 11.500 tỷ Formosa bồi thường cho Việt Nam được sử dụng, đạt hiệu quả tốt nhất.”

Tiền bồi thường xét về phương diện pháp lý thuộc quyền sở hữu của nạn nhân, bên chịu ảnh hưởng bất lợi về tinh thần, thể xác và kinh tế dưới tác động của hành vi vi phạm luật hoặc vi phạm cam kết của thủ phạm, trong đó thiệt hại của nạn nhân và lỗi của thủ phạm có mối liên hệ nhân quả.
Trong tuyên bố trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi thấy có nhiều vấn đề cần phân tích và mong ông giải đáp rõ:

1. Ông nói đã “đấu tranh đầy cơ sở, chứng lý đầy đủ, thuyết phục mới đạt được kết quả này”. Vậy cơ sở và chứng lý đó là gì, có dựa vào thiệt hại tính mạng và tài sản cụ thể của ngư dân, thợ lặn, người ngộ độc hải sản, các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến biển, cùng các thiệt hại môi trường cần khắc phục trong hàng chục năm tới hay không?

2. Bên cạnh thiệt hại về môi trường mà đất nước gánh chịu, những nạn nhân nêu trên là bên chịu ảnh hưởng bất lợi về tinh thần, thể xác và kinh tế dưới tác động của hành vi vi phạm luật của Formosa. Vậy tiền bồi thường đương nhiên dành cho họ và thuộc quyền sở hữu của họ. Họ, chứ không phải Chính phủ, được quyền hưởng dụng tiền của mình. Sao lại có chuyện dùng tiền của nạn nhân để “hỗ trợ” chính nạn nhân, thậm chí hỗ trợ lãi suất cho nạn nhân vay?
3. Các nạn nhân đó đã uỷ quyền hoặc trao quyền cho Chính phủ khi nào và giấy tờ đâu trong việc thương lượng bồi thường và sử dụng tiền bồi thường đó, mà ông đã vội vã lên kế hoạch sử dụng số tiền còn trên miệng của Formosa như một chiến lợi phẩm của Chính phủ? Ông xem đó là tiền của ai vậy?
4. Ông nói “Formosa bồi thường cho Việt Nam”. Về phương diện pháp lý, trong mối quan hệ dân sự – cụ thể là tương quan giữa bên gây thiệt hại và bên nhận bồi thường – Việt Nam không phải là một chủ thể pháp lý đương nhiên như trong mối quan hệ thuộc công pháp. 

Vậy Formosa bồi thường 500 triệu USD cho ai, chẳng lẽ cho Chính phủ của ông do công sức đã “giành từng bước” như ông kể lể?

5. Đến đây tôi có thể hiểu được bản chất của số tiền 500 triệu USD. Thực ra đó chính là kết quả thương lượng được mô tả như “cuộc đấu tranh” giữa Formosa và Chính phủ hầu giải quyết êm xuôi thảm hoạ môi trường, với mục tiêu vừa duy trì hoạt động kinh doanh của công ty đầy tai tiếng gây ô nhiễm này, vừa trấn an dư luận căm phẫn của toàn dân mà hậu quả có thể dẫn đến những rối loạn xã hội bất ngờ.

Kết luận: Có thể khẳng định số tiền bồi thường của Formosa về bản chất thuộc loại “có năm trăm triệu vụ này mới xong” mà thôi!
Nguồn: FB Lê Công Định

Thiếu nữ gốc việt bị cảnh sát ép cung được bồi thường 2.1 triệu USD
CN, 07/03/2016 - 15:19 

Ảnh: WBUR
Thành phố Worcester, tiểu bang Massachusetts, vừa quyết định bồi thường 2.1 triệu Mỹ kim cho một người phụ nữ gốc Việt từng bị tố cáo giết chết đứa con trai 13 tháng tuổi của mình.

Vào tháng 12 năm 2008, cô Nga Trương, khi đó mới 16 tuổi, thú nhận với cảnh sát rằng chính cô đã làm cho con trai cô ngạt thở cho đến chết. Tuy nhiên, sau 2 năm 8 tháng cô bị giam giữ, một thẩm phán ở Massachusetts vào năm 2011 phán rằng, mọi bằng chứng mà cảnh sát ở thành phố Worcester thu thập được trong các cuộc hỏi cung Nga Trương, sẽ không được phép mang vào phiên xử. 

Biện lý sau đó buộc phải hủy bỏ cáo trạng đối với thiếu nữ gốc Việt.

Thẩm phán trong vụ này là bà Janet Kenton Walker thuộc Tòa Thượng Thẩm Massachusetts. Bà Walker phán rằng việc Nga Trương nhận tội giết con là sản phẩm của sự lừa dối, mánh lới và lời hứa hẹn ngầm của các điều tra viên đối với một trẻ vị thành niên đang sợ hãi. 

Trong các đoạn phim quay lại cuộc thẩm vấn cũng được công bố trên mạng, các điều tra viên nói với Nga Trương rằng họ có bằng chứng khoa học cho thấy đứa bé chết vì bị bóp cổ. Tuy nhiên, hồ sơ pháp y nói không thể xác định được nguyên nhân tử vong, và chứng viêm cổ họng vì bệnh cúm có thể đóng góp một phần.

Thành phố Worcester đồng ý dàn xếp vụ này với số tiền bồi thường 2.1 triệu Mỹ kim, sẽ trả cho cô Nga Trương trong 3 năm. 
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/vi/tin-cong-dong-hai-ngoai/thieu-nu-goc-viet-bi-canh-sat-ep-cung-duoc-boi-thuong-21-trieu-usd.html

"Cần hủy giấy phép xả nước thải Formosa"
1 tháng 7 2016 
"Điều quan trọng nhất là Formosa sẽ bị xử lý như thế nào [về sai phạm dẫn tới làm ô nhiễm biển miền Trung]," luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt ngay sau khi kết thúc cuộc họp công bố nguyên nhân cá chết ở các tỉnh miền Trung, hôm 30/6.
Thế nhưng đó là điều "hiện nay chúng ta chưa nhìn thấy", luật sư Hải nói.
"Đúng ra, theo luật tài nguyên nước, chính phủ Việt Nam, cụ thể trong trường hợp này là Bộ Tài nguyên Môi trường hoàn toàn có quyền tạm đình chỉ giấy phép xả nước thải của Formosa để yêu cầu họ thực hiện các cam kết."

Ông cho biết ông đã hỗ trợ các ngư dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, một trong các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp, trong việc đệ đơn khiếu nại, yêu cầu hủy giấy phép xả chất thải của Formosa.
"Những ngư dân mà chúng tôi gặp gỡ nói rằng với họ, vấn đề bồi thường chưa phải là quan trọng. Điều quan trọng nhất đối với họ là phải được ra khơi, phải được đánh cá, phải được sống trong môi trường biển trong sạch," ông Hải nói.
"Luật sư chúng tôi nói với họ rằng việc này phải để các nhà khoa học nghiên cứu xem biển có còn đánh được cá nữa không, và quan trọng là cá có còn sống ở đó nữa không."
"Chính vì vậy chúng tôi hướng dẫn họ làm đơn khiếu nại để hủy giấy phép xả nước thải và tiến tới yêu cầu đình chỉ xả nước thải."

Hiện ngư dân ở các vùng bị ảnh hưởng vẫn chưa ra khơi trở lại 
Luật sư Hải cũng cho rằng việc tính toán bồi thường cho các ngư dân vào thời điểm này là chưa thích hợp, bởi quy mô thiệt hại chưa thể được xác định chính xác nếu chưa có những kết luận khoa học xác đáng về tình trạng ngư trường, môi trường ở vùng bị ảnh hưởng.

"Chúng tôi sẽ yêu cầu gặp Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường để làm rõ xem còn khoảng bao lâu mới có thể phục hồi được nước biển, để biển có cá, phục hồi được hệ sinh thái để ngư dân có thể ra biển làm việc. Sau đó mới tính được mức bồi thường."

Về khoản tiền mà Formosa cam kết bồi thường 500 triệu đô la, ông Hải cho rằng đó chỉ có thể coi là khoản tối thiếu mà công ty của Đài Loan này cần chuyển ngay cho chính phủ để khắc phục phần nào các hậu quả. Ông Hải cũng nhắc lại lời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, theo đó nói con số này dành cho bồi thường thiệt hại, chuyển đồ nghề cho những người bị ảnh hưởng, và làm sạch môi trường, là "còn ít".

Trong thảm họa môi trường ở miền Trung, các ngư dân và các doanh nghiệp ở khu vực đã bị tổn hại nặng nề, và nay, khi mà thủ phạm và nguyên nhân đã được xác định rõ, thì "Chính phủ không có quyền đại diện cho dân chúng để nói số tiền [500 triệu đô la] là đã đủ", theo ông Hải.

"Nếu chính phủ đưa ra các mức không phù hợp với người dân khi tiến hành tổ chức đền bù, thì có thể chấp nhận việc người dân yêu cầu khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa."


'Formosa chưa chân thành - báo chí VN tự đánh mất vai trò'



 Hôm 29/6, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Formosa Trần Nguyên Thành đã chính thức xin lỗi về sai phạm môi trường tại Vũng Áng

Nhận xét về lời xin lỗi của Formosa, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng tuy thừa nhận trách nhiệm nhưng "họ vẫn chưa chân thành", bởi "Trong thông báo mới nhất họ vẫn cho rằng trách nhiệm của họ không lớn mà đó là bởi lỗi của các nhà thầu phụ."

Ông Hải cũng cho rằng trách nhiệm của các quan chức, các bộ ngành liên quan tới các sai phạm của Formosa cũng chưa được làm rõ, trong lúc "nhân dân đòi hỏi Chính phủ phải làm rõ điểm này".
Bình luận về việc giới chức chỉ thị báo chí tạm ngừng đưa tin về vụ cá chết, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng đây chính là “một sự kém cỏi, dẫn tới việc đài truyền hình Đài Loan đã trở thành cái tên được yêu quý, hoặc ít nhất cũng là được tôn trọng ở Việt Nam”.
“Họ đã bóc tách được sự việc, và đã bóc được từ ngày 20/6, tức là trước ngày Formosa ký biên bản nhận lỗi hôm 28/6,” luật sư Hải nói.
“Chính báo chí, sau khi nghe lời ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, đã tự đánh mất đi vai trò của người điều tra, tìm hiểu, nói lên tiếng nói của người dân."
"Cuối cùng, báo chí Việt Nam đã để cho báo chí nước ngoài, cụ thể là Đài Loan, và mạng xã hội đảm nhiệm những vai trò đó. Đây là điều đáng tiếc cho báo chí Việt Nam.”

Tin liên quan






NÓI RÕ VỤ FORMOSA BỒI THƯỜNG USD 2.4 TỶ CHO CSVN VỀ VỤ XẢ THẢI CHẤT ĐỘC LÀM CÁ CHẾT HẰNG LOẠT VÀ Ô NHIỄM BIỂN VIỆT NAM

https://thong-bao-tin-cho-nhau-vn.blogspot.com.au/2016/07/noi-ro-vu-formosa-boi-thuong-usd-24-ty.html


No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-10/5/2024

My Blog List