08/10/2016
Biểu tình bất bạo động
Phạm
Kỳ Đăng
Cuộc tuần hành của 10.000 người dân huyện Kỳ Anh vừa qua tiến vào
trụ sở Formosa mang một chiều kích mới. May mắn thay, biến diễn và kết thúc cơ bản
không để lại vết tích bạo hành. Từ trước đến nay, những người biểu tình được
vận động theo thái độ ôn hòa đến nơi đến chốn. Nhưng nhà cầm quyền chưa được
thuyết phục đầy đủ về ứng xử phi bạo lực.
Trên truyền thông, sách báo, diễn đàn mạng việc chưa chuẩn bị kịp
thời và đầy đủ về thái độ và tinh thần cho công an, an ninh, cảnh sát cơ động không
được phép dùng bạo lực đánh đập đồng bào là một thiếu hụt gây rủi ro rất lớn.
Các lực lượng võ trang là những nhóm đối tượng rất khó tiếp xúc. Có cảm giác họ
bị cách ly nghiệt ngã với đời sống xã hội. Mang súng ống vũ khí trang bị từ
tiền túi của dân, họ được huấn luyện theo phản xạ thô bạo còn đảng còn mình,
rất dám không chừa một thủ đoạn nào thuộc về bạo hành, trấn áp. Xem video clip
thoạt đầu xảy ra một xô xát (bột phát hay dàn dựng?) nào đó, mấy người cảnh sát
cơ động xô vào vung dùi cui tới tấp. Đó đúng là nguyên cớ khiến một số bà con
biểu tình nhặt đá gạch ném theo.
Đây là phép thử cuối cùng. Đối với một thể chế
trong giai đoạn giãy giụa đã trang bị cho lực lượng võ trang của mình đến tận
chân răng và chịu tuyên thệ còn đảng còn mình không còn gì là không dám xuống
tay, và, với một nhân dân bị tước đoạt nhân quyền gồm cả quyền biểu tình, sau
những lần phản kháng bị tù đày, đánh đập dữ dội, không còn gì để mất.
Và cả hai lực lượng đối chọi nhau đã chạm trán
trên mảnh đất bị ô nhiễm không còn gì để mưu sinh. Ngày 02.10. 2016 cả 10.000
người dân kéo về đòi bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân
tộc và đòi Formosa cút về nước.
Một chút không khí sôi sục Xô Viết Nghệ Tĩnh tái
hiện.
Có điều yêu sách cần trao đến tận tay hôm nay
không phải là ngoại xâm, hay thực dân đế quốc, mà suy cho cùng chính là một lớp
người hô hào đấu tranh giai cấp để bao tường xung quanh mình thành một giai cấp
thượng đẳng đứng trên đồng bào, dân tộc. Lớp này xóa bỏ tư hữu để sở hữu toàn thể
dân tộc và tài nguyên đất đai của chung. Và chúng đứng trên đó tha hồ dễ dàng
bán nhượng và chiếm hữu.
Mọi đòi hỏi tối hậu như vậy hướng vào Đảng Cộng
sản Việt Nam, cho đến nay tổ chức mọi thảm họa. Không thể rũ bỏ trách nhiệm cho
ông Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo đảng ngoan cố cưỡng bách dân tộc đi theo
một thứ chủ nghĩa bị bác bỏ về mặt lý thuyết ở đầu và sụp đổ trong thực tiễn ở
cuối thế kỷ trước.
Còn lại trên dải đất chữ S là mảnh đất bị ô
nhiễm trầm trọng bởi tham nhũng thâm căn từ hệ thống.
Vì môi trường sống là nơi
nương náu chung chia sẻ nhiều tính mạng và số phận nên kết thúc ôn hòa của cuộc
biểu tình mở ra liên kết lớn cho người dân mọi thành phần cùng chung số phận và
sứ mệnh, và cả cơ hội hiệp thông rất lớn cho các hội đoàn. Các nỗ lực khắc phục
hậu quả diệt hủy môi sinh không chừa một ai, do đó sự xuất hiện, hoạt động và
phối hợp của các hiệp hội và tổ chức dân sự tuyệt đối chính danh và chính đáng.
Hy vọng có một tiền lệ với kết cục bất bạo động,
chúng ta vẫn phải lường trước những kịch bản khác trong tương lai nhà cầm quyền
có thể sử dụng để đàn áp đẫm máu. Họ có thể cài công an vào làm côn đồ manh
động để sử dụng vũ khí hay huy động cảnh sát cơ động tỉnh này đến trấn áp biểu
tình ở tỉnh khác. Nhưng vào ngày 02.10. 2016 cảnh sát cơ động đã bỏ chạy. Có người
cởi áo tìm đường trốn đi.
Cử chỉ đó đáng rất đáng hoan nghênh. Không bắn
vào người dân lam lũ đã là điều thiện, thua hẳn họ là điều vinh quang hơn. Với
nhân dân có gi mà mất, chỉ có được mà thôi. Không có ai phải tranh đoạt với ai
cả. Trên một dải đất từ Bắc chí Nam quả bom bẩn đã quăng ra đó. Đằng
nào nhân dân đang giãy giụa trên đó, cảnh sát, binh lính như thường dân cũng
thế đang tìm lối thoát ra khỏi một địa ngục trần gian.
Trong những cuộc biểu tình khác tiếp theo có thể
xảy ra ở ngoài giáo phận, ở những địa phương khác bà con có thể treo thêm biểu
ngữ “Chúng tôi là Nhân dân” trước ngực. Kẻ cầm dùi thủ ác vô lương mấy trước
lời thức tỉnh đó cũng phải ít nhiều chùn tay.
Với tôi, hình ảnh khắc sâu những người dân trèo
lên tường thành không làm hư hại thứ gì mang giá trị biểu tượng rất lớn. Họ gợi
nhớ những người dân CHDC Đức quả cảm trèo lên bức tường Đông Tây Berlin. Mở màn
bằng cuộc biểu tình mang tính chất bước ngoặt của cuộc Cách mạng Hòa bình tại
CHDC Đức xảy ra tại Leipzig vào ngày 06.10.1989 và đạt cao trào vỡ bờ là cuộc
tuần hành tại Berlin ngày 09.11.1989.
Người dân kéo nhau trèo lên bức tường và
đạp sập xuống dưới chân chế độ cộng sản phá sản. Trên dải đất miền Trung Việt
ngày hôm qua, nỗi bất bình sôi lên nghẹt thở, song ý chí, sự quả cảm và đặc
biệt ý thức của người dân đã trưởng thành. Bà con giáo dân hôm 02.10.1916 vượt
qua được bức tường Formosa cơ hồ đã dẫn người dân Việt Nam lần đầu bước qua nỗi
sợ hãi.
Sẽ còn nhiều cuộc tập dượt kể từ hôm nay vượt
bức tường cần dỡ bỏ không hiện hình là cái tường thành bao bọc độc quyền bao
năm nay ngăn cách Đảng với Dân cũng là thành quách cuối cùng cản trở Nhân dân
đi đến với Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.
P.
K. Đ.
Tác giả gửi BVN.
Tear down the wall. Tranh Babui.
08/10/2016
Một câu hỏi cho "thành phần thứ ba"
Phạm
Đoan Trang
Nhiều người trong và ngoài phong trào dân chủ
chia sẻ một quan điểm cho rằng, đấu tranh chống độc tài thì cứ đấu tranh NHƯNG
tuyệt đối phải giữ một hình ảnh hết sức ôn hòa, mềm mại, không đối đầu với
chính quyền, không cực đoan, không dữ dội… để không làm “thành phần thứ ba” sợ.
“Thành phần thứ ba” là những người tuy đã hiểu
rõ bản chất độc tài và bất tài của chính quyền hiện tại, nhưng vẫn e ngại,
không muốn đấu tranh hoặc không muốn dính dáng đến một cá nhân/tổ chức nào
trong phong trào dân chủ, vì thấy họ chưa đủ độ tin cậy, thấy họ "cực đoan
quá"... Chiếm tỷ lệ cao trong “thành phần thứ ba” là trí
thức, luật sư, nhà báo, sinh viên, doanh nghiệp… tức những người có hiểu biết,
có địa vị xã hội v.v. và là lực lượng mà phong trào dân chủ cần thu hút, tranh
thủ. Để thu hút thì tất nhiên không được để họ sợ hãi, xa lánh, mà
muốn thế thì phải không đối đầu, không cực đoan…
Quan điểm này nghe thuận tai, có vẻ có lý, song
nó có một điểm rất mơ hồ: Vậy, thế nào là cực đoan?
Hy vọng bạn thấy rằng, cực đoan và “không cực đoan” không phải là
hai cực rõ ràng như đen với trắng. Một hành động có thể được đánh giá là “cực đoan”
hay “mềm mại” phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và vào người đánh giá. Lấy
chính người viết bài này làm ví dụ: Thời tôi là một phóng viên “quốc doanh”,
hàng trăm nhà hoạt động dân chủ có thể đánh giá tôi là ôn hòa, thậm chí hiền
lành, nhút nhát. Nhưng cùng lúc đó, rất có thể có hàng chục đồng nghiệp sẵn
sàng nói tôi là kẻ cực đoan, chống phá gay gắt, dữ dội (ấy là giả sử họ biết
tôi).
Hành động của hàng nghìn ngư dân kéo đến đại bản doanh của
Formosa, vẫy cờ đạo và băng-rôn, biểu tình đòi Formosa “cút khỏi Việt Nam” có
thể là cực đoan trong mắt bạn, nhưng lại hoàn toàn ôn hòa trong mắt nhiều người
khác: Họ đã không hề đập phá đồ đạc, không hề đánh ai, tóm lại, không gây thiệt
hại vật chất nào, dù không phải là không có khả năng làm điều đó.
Hành động của hàng nghìn người biểu tình bảo vệ môi trường ở Hà
Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng… có thể là cực đoan trong mắt bạn, nhưng sao
bạn không nghĩ họ đã có thể làm những việc mang tính phá hoại hơn, mà trên thực
tế họ không hề làm thế?
Cầm bóng xanh, cầm biểu ngữ đi quanh Bờ Hồ kêu gọi “ngừng chặt
cây”, “yêu cầu minh bạch” mà bạn còn cho là cực đoan, thì phải làm gì mới là
không cực đoan? Bạn thử liệt kê tất cả các hoạt động không cực đoan mà bạn cho là
“đáng làm hơn” xem nào, để ta cùng nhận xét tính chất ôn hòa, “đáng làm” và
hiệu quả của nó.
Còn riêng với những người thuộc “thành phần thứ ba” như định nghĩa
ở trên – tức là có học, có địa vị xã hội, đã hiểu rõ bản chất chính quyền,
nhưng vẫn e ngại, vẫn cần được “thuyết phục”, “thu hút”, “an ủi”, “phủ dụ”, rồi
mới tham gia hành động nếu có – thì tôi chỉ muốn hỏi một câu rất thành thật thế
này, dù biết nó có thể làm bạn giận dỗi; tôi xin lỗi trước:
- BẠN MẤY TUỔI RỒI?
P.
Đ. T.
Nguồn: FB Phạm Đoan Trang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment