From: Phaolo Thai <
Sent: Wednesday, April 27, 2016 4:52 AM
Subject: Cộng sản dưới mắt tôi
Sent: Wednesday, April 27, 2016 4:52 AM
Subject: Cộng sản dưới mắt tôi
Cộng sản dưới mắt tôi
Communism under my eyes
1. Cộng sản đã đồng nghiã với gian dối,
tham lam, hèn hạ, độc ác.
Communism became
synonymous for cheating, being greedy, vile, and cruel.
2. Tin Cộng sản đạo đức, là tin quỷ Satan lương thiện.
To believe Communists are virtuous is to believe Satan is honest.
3. Cộng sản là những kẻ đã bán linh hồn cho Satan.
3. Cộng sản là những kẻ đã bán linh hồn cho Satan.
Communists have sold their souls to Satan.
4. Hy vọng Cộng sản dẫn đến hạnh phúc, là hy vọng quỷ Satan dẫn về thiên đàng.
4. Hy vọng Cộng sản dẫn đến hạnh phúc, là hy vọng quỷ Satan dẫn về thiên đàng.
To hope Communists will lead you to happiness is like hoping Satan will
lead you to heaven.
5. Cộng sản sợ sự thật và luôn che đậy sự thật, vì sự thật về Cộng sản là hại dân, hại nước, hại đạo.
5. Cộng sản sợ sự thật và luôn che đậy sự thật, vì sự thật về Cộng sản là hại dân, hại nước, hại đạo.
Communists are afraid of the truth and always cover up the truth because
the truth about Communists only shows they harm people, harm nations, and harm
religions.
6. Chơi với rắn, chết vì rắn. Đùa với tội, chết vì tội. Hợp tác với Cộng sản, chết vì nọc độc của Cộng sản.
6. Chơi với rắn, chết vì rắn. Đùa với tội, chết vì tội. Hợp tác với Cộng sản, chết vì nọc độc của Cộng sản.
If you play with snake, you can die by snake. Play with sin, and you can
die with your sins. Cooperation with Communists means the huge possibility of
dying by the venom of Communists.
7. Không có gì Cộng sản làm mà không xấu. Không có gì xấu mà Cộng sản không làm.
7. Không có gì Cộng sản làm mà không xấu. Không có gì xấu mà Cộng sản không làm.
Everything communists do is bad; and
communists do not refuse to do everything bad to everyone.
8. Sự lương thiện không ở trong tâm trí
người Cộng sản, như thiên thần không ở chung với quỷ dữ.
Honesty is not in the mind of Communists, like angels do not live with the
devils.
9. Không biết Cộng sản hại dân, hại
nươc, hại đạo là bất tri.
Biết Cộng sản hại dân, hại nước, hại
đạo mà cộng tác với chúng là bất nhân.
The people who did not know Communists harmed people, harmed nations, and
harmed religions, often lost their minds.
The people who knew that Communists harmed people, harmed nations, and
harmed religions, but cooperated with them, lost their hearts.
10. Sự có mặt của Hồ chí Minh và đảng
Cộng sản, là nỗi bất hạnh lớn nhất cho dân tộc Việtnam từ khi lập quốc cho đến
hôm nay; vì Hồ chí Minh và đảng Cộng sản đã cướp đi quyền làm người của nhân
dân, và nhân tính của những kẻ làm tay sai cho chúng.
The presence of Ho Chi Minh and the Communist Party was the biggest
misfortune for the people in Vietnam from the time this country was found to be
a nation until today, because Ho Chi Minh and the Communist Party took away
people's human rights, and the human nature of those who collaborated with them.
NguyễnHyVọng
__._,_.___
Subject: 1 DĐKTTG Nhiều người Việt chuyển tài sản ra nước ngoài
Nhiều người Việt chuyển tài sản ra nước ngoài
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-04-25
Nghe
Audio
Người dân tìm hiểu thông tin về các tour du lịch nước ngoài tại
một hội chợ du lịch quốc tế ở Hà Nội vào ngày 15 tháng Tư năm 2016.
AFP photo
Giữa tháng Tư năm 2016, xuất hiện một thông tin là trong quí ba
năm 2015, có đến 7 tỉ 300 ngàn đô la Mỹ được người Việt gửi ra nước ngoài. Sau
đó đã có những đính chính từ phía cơ quan nhà nước rằng đây là số tiền giao
dịch giữa các ngân hàng, và việc ấy là việc bình thường.
Từ Hà Nội chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng:
Theo tôi hiểu thì nó cũng không hoàn toàn bình thường, vì vừa
qua có mấy hiện tượng làm cho chúng ta chú ý. Một là các doanh nghiệp nhỏ, bị
phá sản, bị đóng cửa tăng lên. Thứ hai là các doanh nghiệp có kết quả, có thành
công, thì cũng có một hiện tượng là sáp nhập, hợp nhất, với các doanh nghiệp
của các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như là thương hiệu bánh Kinh Đô.
Có sự đánh giá coi đó là tín hiệu tích cực, là để tăng tiền vốn
và mở rộng qui mô. Nhưng cũng có đánh giá coi đó là một điều đáng lo ngại là các
doanh nghiệp có kết quả thì bây giờ cũng cảm thấy không được an tâm, thay vì
tiếp tục kinh doanh thì lại đi bán lại thương hiệu của mình. Tôi nghĩ mỗi luồng
ý kiến đều có lý của họ. Có lẽ là tình hình tới đây sẽ phải tiếp tục theo dõi
để đi đến một kết quả rõ ràng hơn.
Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt nam cần phải cải cách thể chế để bảo
đảm người Việt Nam có trình độ cạnh tranh hiệu quả như là các nước trong khu
vực.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Kính Hòa: Việc
mà những người Việt giàu có chuyển sang sống và làm việc ở nước ngoài thì theo
Tiến sĩ nó trầm trọng tới mức nào?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi việc người Việt Nam thành đạt, giàu có, chuyển ra
nước ngoài làm việc là một hiện tượng đáng chú ý, và đáng lo ngại.
Bởi vì có một số khá đông người Việt Nam hiện nay tuy đang ở
trong nước, nhưng đã có chuẩn bị mua nhà, gửi con đi học, đăng ký công ty ở
nước ngoài. Gần đây có một hiện tượng đáng chú ý là có một số doanh nghiệp trẻ
của Việt Nam, có chuyên môn, có trình độ, thay vì đăng ký doanh nghiệp tại Việt
Nam thì họ lại đăng ký ở Singapore, dễ dàng nhanh chóng hơn, và họ có thể kinh
doanh một cách thuận lợi hơn.
Đó cũng là chỉ dấu cho thấy Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, và
việc cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam là một yêu cầu cấp bách.
Kính Hòa: Có
một số thống kê mang tính định lượng nào về khoản tài sản mà người Việt chuyển
ra nước ngoài không thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Thống kê đó thì chắc chắn không thể chính xác được, vì cái
dạng tài sản mà chuyển ra nước ngoài đó được chuyển với rất nhiều cách khác
nhau, công khai và không công khai, cho nên tôi e là cho đến bây giờ chưa thể
có con số đáng tin cậy được.
Phải cải cách thể chế
Kính Hòa: Ngược
lại cũng có một lượng tiền từ nước ngoài đổ về gọi là kiều hối, thì theo tiến
sĩ sự cân bằng giữa lượng tiền đổ về và lượng tiền mất đi được đánh giá như thế
nào?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Có một lượng tiền được gửi về Việt Nam được coi là tiền kiều
hối với trị giá rất lớn, lên đến độ 11 hay 12 tỉ đô la hàng năm. Đang có những
đánh giá khác nhau.
Có người cho rằng đấy không thực sự là tiền kiều hối, mà có thể
là tiền chuyển từ nước ngoài về dưới những hình thức kinh doanh, lại quả, những
hình thức gì đó chứ không phải kiều hối. Bởi vì nếu số tiền kiều hối là như
vậy, tính theo đầu người Việt Nam thì mỗi người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về
một số tiền đến 2800 đô la hàng năm nếu tôi nhớ không nhầm. Số tiền ấy là quá
lớn so với thu nhập thực của người Việt Nam. Cho nên có ý kiến cho rằng đó là
số tiền chuyển về nhưng không thực sự là kiều hối, mà là những dạng tiền khác
nhau, phức tạp, cần nghiên cứu kỹ thêm.
Kính Hòa:
Tiến sĩ có thể nói cụ thể vài điểm, làm thế nào để người Việt Nam có thể an tâm
kinh doanh trong nước, và lưu giouwx tài sản trong nước. Đi xa hơn, là thu hút
những người giàu có không phải là người Việt Nam đến Việt Nam sinh sống và làm
ăn không?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Đấy là một điều mà hiện nay xã hội và chính phủ Việt Nam rất
quan tâm. Đó là Việt Nam rất muốn thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để
nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Vàmuốn như vậy thì
phải cải cách thể chế, trong đó có mấy nội dung cơ bản.
Theo tôi việc người Việt Nam thành đạt, giàu
có, chuyển ra nước ngoài làm việc là một hiện tượng đáng chú ý, và đáng lo
ngại.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Một là điều kiện kinh doanh phải thông thoáng. Sắp tới đây ngày
29 tháng tư, thì ông Thủ tướng sẽ gặp cộng đồng doanh nghiệp, có thông điệp
mạnh mẽ về việc cải thiện môi trường kinh doanh. Ví dụ vừa rồi là xử lý vụ quán
phở Xin Chào, dừng vụ án, bước đầu có hình thức xử lý đối với hai quan chức của
Viện kiểm sát quận Bình Chánh, đó là dấu hiệu cho thấy đã có bước đầu.
Điều quan trọng nữa, là phải bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp tài
sản của người dân.
Và điều này có liên quan đến nhiều vấn đề. Ví dụ như là người
nông dân, hiện nay không có quyền sở hữu về đất đai, cho nên là nhà nước có thể
thu hồi đất của người nông dân, cho nên họ không quan tâm đến việc tăng độ phì,
việc đầu tư vào đất đai bị hạn chế.
Điều thứ hai nữa là những người giàu có chưa được an tâm khi có
những vụ án hình sự hóa quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế. Đó là điều làm cho
người ta lo lắng nên người ta đã tìm cách bán bớt tài sản của người ta cho nhà
đầu tư nước ngoài, chuẩn bị sẳn để đi ra nước ngoài khi người ta cảm thấy cần
thiết bằng cách là mở công ty, mua nhà, gửi con cái đi học, rồi cho con cái ở
lại.
Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam cần phải cải cách thể chế để bảo
đảm người Việt Nam có trình độ cạnh tranh hiệu quả như là các nước trong khu
vực.
Điều thứ hai rất là quan trọng là quyền sỡ hữu. Các quyền đó
phải được bảo đảm bằng luật pháp rõ ràng cũng như là trong thực tế của cuộc
sống.
Nếu không có thì người dân sẽ tiếp tục lo ngại và không dồn sức
để đầu tư kinh doanh, thậm chí nếu kinh doanh được thì tìm cách chuyển tài sản
ra nước ngoài.
Kính Hòa: Xin
cảm ơn Tiến sĩ.
No comments:
Post a Comment