----- Forwarded
Message -----
From: Nhan Vu <n
Sent: Thursday, August 31, 2017, 11:19:36 AM PDT
Subject: Re: Hg1=Nhà Báo PHẠM TRẦN: TỪ CƯỚP 1945
ĐẾN CHIẾM 1975 , Báo Tiếng Dân :
Nhanvu hoang 31/8/2017
2017-08-31 9:15
GMT-07:00 trung do <>:
Nhà Báo PHẠM TRẦN: TỪ CƯỚP 1945
ĐẾN CHIẾM 1975 , Báo Tiếng Dân :
Từ cướp 1945 đến chiếm 1975
Bởi
-
31/08/2017
·
TWEET
·
SHARE5
·
·
·
Phạm Trần
31-8-2017
Quang cảnh Nhà hát lớn Hà Nội ngày Việt Minh cướp chính quyền
19/8/1945.. Ảnh: internet
Cứ mỗi dịp có kỷ niệm ngày 19 tháng Tám, người Cộng sản Việt Nam
(CSVN) lại thi đua nói phét và nói dối với lịch sử để che đậy hành động “cướp” chính quyền từ tay Chính
phủ Trần Trọng Kim năm 1945.
Cũng như thế, họ đã “chiếm miền Nam tử tế và văn minh của Việt Nam
Cộng hòa ngày 30/04/1975 mà cứ nói bừa rằng “giải phóng” để chối tội xâm lăng.
Hãy đọc những lời họ tự diễn: “Cách đây tròn 72 năm, với khí thế sục sôi cách mạng, nắm bắt thời cơ “nghìn năm có một”, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân nhất tề đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất”, đập tan xiềng xích nô lệ, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền trong cả nước; dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.” (báo Quân đội Nhân dân, ngày 19/08/2017)
Hãy đọc những lời họ tự diễn: “Cách đây tròn 72 năm, với khí thế sục sôi cách mạng, nắm bắt thời cơ “nghìn năm có một”, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân nhất tề đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất”, đập tan xiềng xích nô lệ, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền trong cả nước; dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.” (báo Quân đội Nhân dân, ngày 19/08/2017)
Chả làm gì có cái gọi là “Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất” đã diễn ra
trong ngày 19 tháng 8 năm 1945.
Trong lịch sử đảng CSVN, từ ngày thành lập 03/02/1930, người Cộng
sản đã nổi tiếng nói thật thì ít, mà nói dối thì nhiều cho nên họ cần phải học
từ các trí thức đứng đắn ngay trong hàng ngũ mình để ăn ngay nói thật, nếu
không sợ có ngày bị Thánh Thần cắt lưỡi.
Một trong những trí thức đàng hoàng này là Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cống, nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã
nghỉ hưu.
Ông
viết trên Facebook ngày 16/8/2016: “Đêm 9 tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không
còn người Pháp cai trị. Ngày 11-3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ
mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4-1945 giải tán triều đình phong kiến với
các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ
trưởng. Ngày 15-8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17-8 Chính quyền Hà nội tổ chức
mít tinh, treo cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mít tinh này
đã bị người của VM (Việt Minh) “cướp” đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương cờ đỏ
sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM. Từ trước ngày 17-8 thủ tướngTrần Trọng Kim,
Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diện của VM tại Hà
nội (Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang) với đề nghị mời người của VM tham gia Chính
phủ hoặc hợp tác lập Chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân Đồng minh,
nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho VM một cách hòa bình. Nhưng cả 5
lần đều bị đại diện VM từ chối với tuyên bố là VM đủ lực lượng để “cướp” toàn
bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một
còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không
thành lập quân đội, không có Bộ Quốc phòng.
Ngày 19-8 VM “cướp” chính quyền ở Hà nội. Sau đó việc “cướp” chính
quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc “cướp” này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì
không gặp phải sự chống đối. Ngày 25-8 vua Bảo Đại thoái vị.”
Giáo sư Cống, 80 tuổi, quê Quảng Bình (sinh ngày 12/12/1937) tuy
là người đã công tác nhiều năm trong hệ thống giáo dục nhà nước CSVN, nhưng sau
khi về hưu, ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính sách cai trị của đảng và lên
án những sai lầm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông còn công khai ủng hộ đa nguyên đa
đảng.
Vì vậy, Giáo sư, Tiến sỹ Sử học Phạm Cao Dương của Việt Nam Cộng
hòa đã viết: “Trong năm lần
gặp gỡ kể trên, ngoại trừ cuộc gặp gỡ lần thứ năm, bốn lần đầu lần nào phía
chính phủ cũng đưa ra những đề nghị mời Việt Minh vào chính phủ làm việc để cứu
nước nhưng tất cả đều bị từ chối. Lý do là Việt Minh với Đảng Cộng Sản đứng
đằng sau đã chủ trương cướp chính quyền từ đó một mình lãnh đạo đất để thực
hiện cuộc cách mạng riêng của mình bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho dân
tộc, phản ảnh qua những câu trả lời của người đại diện Việt Minh cho những câu
hỏi do chính Thủ Tướng Trần Trọng Kim đặt ra và kể lại. Biến cố 19 tháng 8 do
đó đã xảy ra”.
(Trích “Trước khi bão lụt tràn tới -BẢO
ĐẠI – TRẦN TRỌNG KIM và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM (9/3/1945 – 30/8/1945)” (Phạm
Cao Dương-Nhà xuất bản Truyền Thống Việt 2017).
Theo sách Phạm Cao Dương thì trong hồi ký “Một cơn
gió bụi”, Tác giả Trần Trọng Kim viết: “Đảng Việt Minh lúc ấy rất hoạt động, đánh huyện này, phá
phủ kia, lính Bảo An ở các nơi, phần nhiều bị Việt Minh tuyên truyền, tuy chưa
theo hẳn, nhưng không chống cự nữa. Nhân dân bấy giờ rất hoang mang, một đường
có chính phủ quốc gia, nhưng vì thời gian eo hẹp, chưa kịp sắp đặt gì cả, công
việc thấy có nhiều sự khốn khó mà thường nghe sự tuyên truyền của Việt Minh nói
họ đã có các nước đồng minh giúp đỡ cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Dân ta
từ khi bị người Pháp sang cai trị, cứ khao khát độc lập, nay nghe Việt Minh nói
như thế, ai nghe nói đảng Việt Minh lên cầm quyền, dân không phải đóng thuế
nữa, được hoàn toàn tự do và có nhiều hạnh phúc, thành ra ai cũng tin theo.
Ngay những đạo thanh niên tiền tuyến do Bộ Thanh Niên lập ra, cũng có ý ngả về
Việt Minh.”
Cụ Kim viết tiếp: “Tôi thấy tình thế ấy, tôi bảo ông Phan Kế Toại
(Khâm sai Bắc Bộ) đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi
còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến
tương lai nước nhà. Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến Lê Trọng
Nghĩa , tôi nói ‘chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu
danh lợi gì cả, tôi chắc đảng của các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy
chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau, các
ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài để cứu nước
được không?
“Người ấy (Lê Trọng Nghĩa ) nói: – Sự hành động của chúng
tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn
toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.
– Cụ Kim: “Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích
của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn, nên chúng tôi phải
uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.”
– Lê Trọng Nghĩa: “Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng để
đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.”
– Cụ Kim: “Theo như ý của các ông như thế, tôi sợ rất hại
cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.”
– Lê Trọng Nghĩa: “Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có
hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín,
chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín
phần kia.”
– Cụ Kim: “Rồi người ấy đọc một bài hình như đã học thuộc lòng để
kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế tôi
biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.”
“Tôi nói: – Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước
nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?
– Lê Trọng Nghĩa: “Chúng tôi sẽ “cướp quyền” để tỏ cho cả nước
đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường.”
– Cụ Kim: “Các ông chắc là các nước đồng minh tin ở sức mạnh của
các ông không?
– Lê Trọng Nghĩa: “Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.”
– Cụ Kim: “Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với
quốc dân và lịch sử”.
Như vậy, rõ ràng người CSVN, qua tên gọi Việt Minh đã chủ trương
“cướp” chính quyền Trần Trọng Kim để dành độc quyền cai trị theo lề lối Cộng
sản độc tài. Sau này, đảng CSVN cũng đã dùng mọi mánh khoé, kể cả khủng bố và
ám sát để lọai các thành viên không Cộng sản, Việt
Nam Quốc dân Đảng và Việt
Nam Cách Mệnh Đồng Minh hội, ra khỏi Chính phủ liên hiệp Kháng
chiến. Từ đó, đất nước lại lâm vào cuộc nội chiến kéo dài 30 năm (1945-1975) do
đảng CSVN chủ động đã gây tang thương cho dân tộc cho đến bây giờ (2017).
NHẠC SỸ TÔ HẢI
Nhân chứng của ngày 19/8/1945 tại Hà Nội, Nhạc sỹ Tô Hải cũng viết: “Cuộc cướp chính quyền từ trong tay Nhật + Pháp không hề có! Mà đơn giản chỉ là một cuộc lật đổ một chính quyền còn non trẻ: Chính phủ Trần trọng Kim với những nhân vật nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước. 126 ngày nắm giữ một chính quyền của một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, 95% người dân không biết chữ…, được thế giới công nhận và sau này,đa số vẫn được mời vào “Chính phủ liên hiệp”?… Vậy vì sao mà phải “lờ tịt” cái Sự Thật đó đi?” (Theo Dân Luận, ngày 21/08/2010)
Nhân chứng của ngày 19/8/1945 tại Hà Nội, Nhạc sỹ Tô Hải cũng viết: “Cuộc cướp chính quyền từ trong tay Nhật + Pháp không hề có! Mà đơn giản chỉ là một cuộc lật đổ một chính quyền còn non trẻ: Chính phủ Trần trọng Kim với những nhân vật nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước. 126 ngày nắm giữ một chính quyền của một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, 95% người dân không biết chữ…, được thế giới công nhận và sau này,đa số vẫn được mời vào “Chính phủ liên hiệp”?… Vậy vì sao mà phải “lờ tịt” cái Sự Thật đó đi?” (Theo Dân Luận, ngày 21/08/2010)
Ai lờ đi? Đảng CSVN và những người gọi là “viết Sử” Cộng sản Việt
Nam vì họ không dám nói và viết sự thật khi không có lợi cho họ.
Nhạc sỹ Tô Hải, người đã tuyên bố bỏ đảng ngày 25 tháng 5 năm
2014, năm nay (2017) đã 90 tuổi mà phải viết Tập “Hồi ký của một thằng hèn”
(Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ in ra năm
2009) đê ăn năn về những việc làm của ông thì nỗi cay đắng phải sâu thẳm lắm.
Vì vậy, ông đã cắn răng viết về ngày 19/08/1945 rằng: “Tóm lại,
theo tớ, 19 tháng 8 năm 45 nếu tớ là nhà viết sử có lương tâm tớ sẽ viết hẳn
một chương; CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM VÀ CUỘC ĐẢO CHÍNH 19 THÁNG 8 NĂM 45. Tiếp
theo đó là những trang bi tráng nhất về lịch sử dân tộc Việt Nam sau cuộc Đảo
Chính này… Vì:
Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã bắt đầu bị đổi mầu từ đây.
– Máu đổ xương rơi cũng bắt đầu từ đây!
– Hầu hết những ai không chịu đổi mầu đã, hoặc bị thủ tiêu hoặc
“tìm đường cứu nước” bằng một hướng đi khác để trở thành “kẻ thù của Nhân Dân”
hoặc đơn giản hơn chỉ để sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của chính
mình. Một vài người đã mang theo nỗi oan ức xuống tuyền đài thậm chí có người
phải tự sát với lời trăn trối để đời “Lịch sử sẽ phán xét cho tôi” (Nguyễn
Tường Tam)
– Những ai còn lại đành cam chịu kiếp sống Sợ, sống Hèn chờ đợi,
hy vọng vào một ngày được thực sự Tự do, Độc lập….
Trong cùng thời diểm đó, có biết bao nước thuộc địa khác trên khắp
thế giới đã chẳng phải “thề phanh thây, uống máu quân thù…” cũng độc lập tự do…
mà có một thời gian dài người ta “tuyên giáo” chúng ta là “Độc Lập… giả hiệu”!
Cho đến hôm nay, cho đến bao giờ? Bao giờ nước ta mới đuổi kịp các “nước độc
lập giả hiệu” như Ấn Độ, Indonexia, Singapore, Thailand… nhỉ?”
Tóm lại, là một nhân chứng đã sống và “hoạt động cách mạng quáng
gà” rồi “cách mạng câm -điếc” suốt 65 năm, qua 3 chế độ “Quân chủ lập hiến”
Trần Trọng Kim, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
nam, bây giờ sắp giã từ cõi đời này, tớ thấy có nhiệm vụ phải nói lên những gì
mà lớp trẻ, kể cả các Nhà lãnh đạo trẻ, những trí thức trẻ (đối với tớ cứ từ 60
trở xuống đều coi là Trẻ cả) và đặc biệt các nhà viết sử trẻ nên đào sâu, tìm
hiểu về cái thời gian lịch sử bị xuyên tạc cố ý này… Chỉ tiếc rằng: Những điều
tớ kể lại chỉ nằm ở trên cái blog cỏn con của tớ, chẳng có ai hưởng ứng vì: Đa
số nhân chứng sống như tớ, kẻ đã qua đời, kẻ còn sống thì đã lẫn cẫn, kẻ thì… vừa
Ngu vừa Hèn cho nên, có cho ăn “cháo gan cóc tía” cũng chẳng dám nói lên cái
thời tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát “Này thanh niên ơi…” dưới bàn tay bắt
nhịp của chính Khâm Sai Đại Thần Phan Kế Toại!”
TIẾP TỤC NHẬN HÃO
Ấy thế mà báo chí CSVN cứ tiếp tục nhận hão những
thứ không phải của mình để tự công kênh nhau vào chỗ trơ trẽn như bài Xã
Luận của báo Nhân Dân ngày 19/08/2017.
Với đầu đề “Cách mạng Tháng Tám và hành trình đổi mới”, Nhân Dân
tự ca thế này: “Cách đây tròn 72 năm, trong mùa thu lịch sử, ngày 19-8-1945,
dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cả dân tộc triệu người như một, với khí thế như sấm
rung chớp giật, nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ chế độ
phong kiến, đập tan xiềng xích áp bức của chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Với thành công vang dội đó, chẳng những giai cấp lao động và nhân
dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức
trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử
cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi với
hơn năm nghìn đảng viên đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn
quốc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở Ðông – Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Bài Xã Luận viết tiếp: “Cách mạng Tháng Tám thành công là thắng
lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống yêu nước nồng nàn, bản
lĩnh, trí tuệ và ý chí quật cường của dân tộc ta được kế thừa, phát huy lên tầm
cao mới trong cuộc đấu tranh do Ðảng ta tổ chức và lãnh đạo; là thắng lợi của
đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, sự
nhạy bén tạo thời cơ và chớp thời cơ nghìn năm có một, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự lãnh
đạo đúng đắn và sáng suốt của Ðảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Từ ngày Ðảng ta ra đời (3-2-1930), dưới sự lãnh đạo của
Ðảng, đất nước ta, dân tộc ta đã giành được những thắng lợi vẻ vang, lập nên
những kỳ tích trong suốt chiều dài lịch sử: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công, khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Chiến thắng Ðiện Biên Phủ
năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân
năm 1975 thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước, non sông
về một dải; công cuộc Ðổi mới đã đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
đưa đất nước vượt qua đói nghèo, vững bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”
Ô hay, tại sao lại “giải phóng miền nam”? Miền Nam của Việt Nam
Cộng hòa từ 1954 đến 1975 có bị nước nào độ hộ đâu mà “giải phóng”? Trên 20 triệu người miền Nam đang sống hiền hòa, văn minh và sung túc đã tự
nhiên bị quân miền Bắc tràn xuống xâm lăng phá làng phá xóm, gây ra máu
đổ thịt rơi trong suốt 20 năm mà gọi là “giải phóng” à?
Bây giờ trên 40 năm sau ngày được gọi là “thống
nhất đất nước” năm 1976, người Cộng sản mới sáng mắt ra để nuối tiếc những lỗi lầm đạp đổ hệ thống kinh
tế thị trường và nền giáo dục nhân bản tân tiến của miền Nam.
Bởi vì những chủ trương gọi là “Đổi mới” từ 1986 cho đến “Tái cơ
cấu kinh tế” đợt 1, đợt 2 để làm cho đúng “kinh tế thị trường” mà ngóc đầu lên
của đảng Cộng sản lại chính là sách lược kinh tế rất thành công của VNCH mà
người Cộng sản đã quáng gà đạp đổ khi chiếm được miền Nam năm 1975!
Bây giờ 72 năm sau ngày 19/8/1945 mà nhân dân vẫn chưa có “tự do,
hạnh phúc” , hay “công bằng, dân chủ, văn minh” như “mục tiêu cao cả của Cách
mạng Tháng Tám” và chủ trương “Đổi mới” đề ra thì cuộc Cách mạng này có ý nghĩa
gì ngoài chiếc bánh vẽ?
************
---- Forwarded Message -----
From: Phong Ngo <>
To:
Sent: Monday, September 8, 2014 8:03 PM
Subject: Ngày 11 thang 3 Nam 1945 Hoang De BAO-DAI da doc Tuyen Cao DOC-LAP khoi Ach Do-Ho cua Phap
From: Phong Ngo <>
To:
Sent: Monday, September 8, 2014 8:03 PM
Subject: Ngày 11 thang 3 Nam 1945 Hoang De BAO-DAI da doc Tuyen Cao DOC-LAP khoi Ach Do-Ho cua Phap
Ngày độc lập nào cho Việt Nam?
Luật sư Lê Công Định
Cập nhật: 15:38 GMT - thứ hai, 1 tháng 9, 2014
"Hoàng đế Bảo Đại vào 11/3/1945 đã ký đạo dụ 'Tuyên
cáo Việt Nam độc lập', khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ"
Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng
9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm
thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại
các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau
đây:
Các bài liên quan
- Lê Công Định:
'Tôi không đổi lý tưởng'
- Lê Công Định:
'VN cần cộng đồng dân sự'
- Luật sư Công
Nhân 'xé giấy phạt quản chế'
Chủ đề liên quan
|
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của
người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả
độc lập cho Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ
"Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký
với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục
nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời
điểm đáng lưu ý.
Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong
đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam
độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt
Nam..
Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim
vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày
18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào
ngày 11/3/1945.
Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng
3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình.
Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị.
'Chớp thời cơ'
Nội các Trần Trọng Kim (báo Trung Bắc Chủ Nhật 20/5/1945, Thư
viện Quốc gia Pháp)
Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế
đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường
như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt
trội.
Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh
tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển
giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”.
Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán
chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng
của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng
Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến
niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.
Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự
yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt
Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng
tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy
rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương
nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng
Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập
trên phương diện thực tế và pháp lý?
Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông
Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân
sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế.
'Chân lý thuộc kẻ mạnh'
"Xét
về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày
11/3/1945"
Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính
quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập
tức tuyên cáo Việt Nam độc lập.
Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc
gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà
không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay
thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc
lập từ ngày 11/3/1945.
Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc
lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào
chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng
tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công
nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của
quốc gia tính đến thời điểm ấy.
Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa
từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái
Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền
độc lập của Việt Nam mà thôi.
Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất
nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc
đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.
Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta
có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945,
chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới.
Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu
tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục
đích chính trị như vậy.
Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát
không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo
Việt Nam độc lập mà thôi.
Bài thể hiện quan điểm và lối hành văn của tác
giả, cựu tù nhân chính trị hiện đang sống ở Sài Gòn. Bài đã được đăng trên
trang BấmFacebook cá nhân của tác giả.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment