Tuyên
Ngôn
Ngày 30
tháng 4 năm 2017
Xét rằng
1. Nhân loại đang sống
trong thế giới hữu hình nhưng sinh mệnh đang bị đe doạ bởi các mãnh lực của thế
giới vô hình qua hành vi của những kẻ vô thần làm tay sai cho ác quỷ tạo nên;
2. Tổng Thống Hoa Kỳ
Calvin Coolidge đã nói: Chỉ khi nào con nguời có tín ngưởng, con người mới bắt
đầu trưởng thành. “It is only when men begin to worship that they begin to
grow”. Những nguời vô thần không có tín ngưởng là những người chưa trưởng thành
nên cần được hoá duyên để có cơ hội cải tà quy chánh;
3 .Chủ trương của tôn giáo
hữu thần là cứu vớt sinh linh bằng cách biến cải sinh hoạt nhân sinh theo tinh
thần “Thuận Thiên giả tồn” “Mến Trời và Yêu người”, nhằm ngăn chận mọi hành vi
vô nhân thất đức, để bảo vệ những quyền tự do căn bản Thiên phú như quyền tự do
sinh sống, tự do làm việc và tự do tìm kiếm hạnh phúc;
4.Đức Giáo Hoàng Piô thứ
IX, qua Tông Huấn “Qui Pluribus” ban hành ngày 9 tháng 11 năm 1846 (hai năm
trước khi bản Tuyên Ngôn Cộng Sàn Quốc Tế được công bố năm 1848) đã cảnh giác
thế giới về chế độ vô thần, nếu không được cải hóa, sẽ tiêu diệt xã hội loài
người; “The
unspeakable doctrine of Communism, as it is called, a doctrine most opposed to
the very natural law. For if this doctrine were accepted, the complete
destruction of everyone's laws, government, property, and even of human society
itself would follow.” Cái học
thuyết nguy hại mà người ta gọi là chủ nghĩa Cộng Sản từ bản chất trái với Thiên
luật, mỗi khi được chấp nhận, tà thuyết đó sẽ tiêu diệt hết nhân quyền, mọi định
chế công quyền hợp pháp, quyền tư hữu và chính xã hội loài người;
5. Hội Đồng Giám Mục Hoa
Kỳ cảnh giác giáo hữu lơ là với đời sống chính trị nhằm cải tiến xã hội sẽ gây
phương hại đến đời sống tâm linh, vì quyết đinh chính trị không những ảnh hưởng
đến sự an bình và thịnh vượng của nhân thế mà còn gây ảnh hưởng lên sự “cứu
rổi” của mỗi người. Hành vi thờ phượng làm đẹp lòng Thiên Chúa không bao giờ
được xem là việc riêng tư không có hệ quả đối với tha nhân, mà cần được thể
hiện trước sự chứng kiến của quần chúng về lòng tin tưởng của chúng ta “Worship
pleasing God can never be a purely private matter without consequences for our
relationship with others. It demands a public witness to our faith”.
6. Tình yêu của Thiên
Chúa cho chúng ta thấy rõ nhân phẩm của con người một cách trọn vẹn vì chúng ta
yêu tha nhân như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Xã hội được hưởng sự
công bình và an lạc phát xuất từ sự trung thành với Thiên Chúa và ý chí của
Ngài.
7. Mỗi tín hữu phải thực
thi vị thế và vai trò của mình, phải nhập thế, tham gia vào sự thăng tiến phúc
lợi chung. Vì tất cả mọi vấn đề liên quan đến đời sống của nhân thế liên kết
với nhau. Mỗi khi sự kính trọng bị suy thoái đối với một cá nhân, một tập thể
hay một xã hội thì sẽ làm suy thoái toàn bộ cuộc sống của con người.
8. Chế độ vô thần Việt
Nam hiện nay vì mưu ích cho tập đoàn tham nhũng đã và đang giúp nhà máy sắt
Formosa thải chất độc vào vùng biển Trung Việt, tiêu diệt hằng triệu sinh vật,
gây thiệt hại cho nguồn sống trên hải sản của ngư dân, nhiểm độc sinh cảnh và
làm thiệt hại sinh mang, gây ô nhiểm môi trường trên toàn vùng biển Việt Nam.
9. Chúng ta được hồng ân
sinh sống tại những quốc gia được hình thành dựa trên nguyên tắc tôn trọng
quyền “tự do sinh sống, tự do hành động và tự do tìm kiếm hạnh phúc”, không thể
làm ngơ trước những hành động phi nhân thất đức của bè lủ vô thần đang tàn phá
giống nòi và tổ quốc Việt Nam. Chúng ta ý thức được “trách nhiệm chính
trị “ hay “ bổn phận công dân của người Tín Hữu” để ” Xã hội có thể hưởng
lợi về công bình và an lạc phát xuất từ sự trung thành với đấng Tạo hóa và ý
chí của Ngài” (Dignitaris Humanae. 6)
10. Sự tôn trọng nhân phẩm
của mỗi người là điểm chính trong chủ trương của Giáo Huấn Công Giáo về luân lý
và xã hội. Vì chúng ta là người của cả đức tin lẫn lý trí. Chúng ta cần phải
quảng bá chân lý thiết yếu nầy về đời sống và nhân phẩm của nhân thế trước công
chúng. Chúng ta được mời gọi để thực thi giới răn của Thiên Chúa
“Chúng con phải thương yêu lẫn nhau” (Jn 13:34). Trong Tông thư đầu tiên “Deus
Caritas”, ĐGH Benedictô XVI đã giải thích” Đức bác ái phải khởi động toàn cuộc
sống của người tín hữu và do đó cần phải tham gia các sinh hoạt chính trị trong
tinh thần bác ái xã hội”.
11. Theo Truyền thống của
Hội Thánh, trách nhiệm công dân là một “đức tính” và sự tham gia vào đời sống
chính trị là một “bổn phận luân lý”. Bổn phận nầy bắt nguồn từ sự cam kết
khi chịu Phép Rửa Tội để theo chân Thầy Chí Thánh và mang chứng nhân Kitô hữu
vào trong mọi hoạt động của chúng ta. Sách Giáo Lý Công Giáo (1913-1915)
lưu ý chúng ta “Mỗi tín hữu theo vị thế và vai trò của mình, phải tham gia vào
sư thăng tiến phúc lợi chung”. Bổn phận nầy có tính cách cố hữu trong
nhân phẩm làm người …. Tùy theo khả năng, các công dân phải tham gia tích cực
vào đời sống công cộng .
12. Hội Thánh kêu gọi các
tín hữu xác nhận sự quan trọng của vấn đề tham gia chính trị và minh định rằng
phục vụ công ích là một ơn gọi đáng quý. Là người Kitô hữu, chúng ta phải
đuợc huớng dẫn thêm bởi lòng tin vào các nguyên tắc luân lý. Khi cần sự tham
gia, chúng ta phải hành động nhằm mục đích giúp cải cách, biến đổi các chính
đảng mà chúng ta đang hoạt động; chúng ta không nên để chính đảng cải cách
chúng ta khiến cho chúng ta chểnh mảng hay loại bỏ các nguyên tắc luân lý căn
bản. Chúng ta được mời gọi để cùng nhau mang lại những những nguyên tắc
và sự chọn lựa về chính trị, những giá trị và lá phiếu của chúng ta để xây dựng
một thế giới tốt đẹp hơn.
13. “Hội Thánh muốn giúp
giáo dân hình thành lương tâm trong đời sống chính trị và khích lệ sự tìm hiểu
sâu xa hơn về những đòi hỏi chính đáng về công lý cũng như sự sẵn sàng hành
động thích nghi, ngay khi những hoạt động nầy có thể xung đột với các trường
hợp có ích lợi cá nhân.
14. Người tín hữu không
thể và không nên giữ “thái độ im lặng” như ngưòi ngoại cuộc trong công tác
tranh đấu cho công lý. Đức Thánh Cha cũng đã giáo huấn trong Thông Điệp Deus
Caritas Est (29)” Bổn phận trực tiếp hoạt động cho xã hội được trật tự là việc
chính đáng của mỗi tín hữu”. Bổn phận nầy ngày nay khẩn trương hơn bao giờ hết
trong môi trường chính trị, bây giờ không phải là thời gian thoái thác hay nản
chí, mà hơn thế nữa là thời
gian canh tân sự cam kết để cứu nhân độ thế.
15. Canh tân lương tâm
theo giáo huấn của Hội Thánh. Tín hữu Công Giáo nam, nữ, có thế tích cực tham
gia, thông đạt các nguyện vọng và lập trường cho các vị dân cử, và tiếp tay với
chương trình mục vụ của giáo phận hay các tổ chức tán trợ, các Hội Công Giáo,
các chương trình cộng đồng, và những cố gắng truyền thông các giáo huấn chính
thống về luân lý cho quần chúng.
16. Lương tâm là tiếng nói
của Thượng Đế vang vọng trong tâm hồn của chúng ta, linh thông chân lý cho
chúng ta và mời gọi chúng ta làm những việc lành và tránh xa những điều ác. Lương tâm luôn đòi hỏi
chúng ta cố gằng quyết định một cách chính trực dựa trên đức tin của chúng ta.
Như đã ghi trong sách Giáo Lý Công Giáo (1778): “Lương tâm là sự phán xét của lý
trí nhờ đó con người nhận ra được những đức tính luân lý của việc sẽ làm, trong
khi đang thực hiện hay đã làm xong. Trong các giai đoạn nầy, con người
buộc phải áp dụng một cách trung thành những gì mình biết là công chính và phải
đạo”
17. Cả hai hành động chống đối hành
vi độc ác và thưc thi việc thiện đều là những bổn phận thiết yếu. (Tông Huấn
Veritatis Splendor. (52). Quyết
định về đời sống chính trị thật phức tạp và đòi hỏi một lương tâm được đào
luyện vững vàng, được giúp sức bởi đức tính thận trọng. Lương tâm tác động từ
một vị thế chính trực chống đối lại các luât lệ hay chính sách vi phạm quyền
sống của con người hay làm cho sự bảo vệ đời sống bị suy yếu. Những ai
biết rõ, cố ý, trực tiếp hổ trợ các chính sách hay luật lệ làm suy yếu những
nguyên tắc luân lý là cộng tác với tội ác.
18. Đơì sống con người
chẵng những có tính cách thiêng liêng mà còn là đời sống có tính cách xã hội
chỉ có thể được phát triển toàn diện trong sự tương quan với những người
khác Phương cách tổ chức xã hội ảnh hưởng về kinh tế, chính trị,
luât lệ và chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chung và khả năng của cá
nhân trong sự phát triển tiềm năng của mỗi người. Mọi người có quyền tham gia
vào sự hình thành xã hội và thăng tiến an sinh chung.
19. Nhân phẩm phải được
tôn trọng và phúc lợi chung phải được thăng tiến. Mọi người đều có quyền sống.
Quyền sống là quyền căn bản phát sinh ra các quyền khác như quyền được sống
xứng đáng, có thực phẩm đế ăn, nhà để ở, được chăm sóc khi lâm bệnh, già yếu,
có việc làm, tự do tín ngưởng, xây dựng gia đình, giáo dục con cái, xây dựng
tương lai cho dân tộc và nhân loại.
20. Tất cả được bắt nguồn
từ văn hoá tôn trọng nhân phẫm của các tôn giáo hữu thần trên thế giới mà Chủ
nghĩa Vô Thần phủ nhận và đã tạo nên tai hoạ cho nhân loại suốt 100 năm nay
(1917-2017).
Bằng vào các nhận định nêu trên, Xã Hội
Việt Nam Hữu Thần minh định
1. Hỗ trợ đồng bào quốc nội biều lộ nguyện vọng
của toàn dân để bảo vệ sinh mạng, tài sản, và mọi quyền căn bản làm người xứng
đáng với nhân phẩm.
2. Hổ trợ đồng bào quốc nội xây dựng một nước
Việt Nam tự do, dân chủ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và hạnh phúc thực sự
mà chủ nghĩa vô thần đã làm băng hoại từ năm 1954 đến nay.
Hoa
Kỳ ngày 30 tháng 4 năm 2017
Vietnamese
Theist Society
P.O. Box 14572, Minneapolis, MN 55414
__._,_.___
No comments:
Post a Comment