Show original message
Quan hệ Đối tác Toàn
diện Việt Mỹ và Tương lai Việt Nam? (Phần II)
Lê Quế Lâm
Đầu tháng 7/2015 TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến Mỹ.
Đây là lần đầu
tiên trong lịch sử bang giao HK và CSVN, một lãnh tụ tối cao của CSVN đến Hoa
Thịnh Đốn gặp tổng thống Mỹ. Trong cuộc hội đàm tại phòng Bầu Dục/Tòa Bạch Ốc
ngày 7/7/2015, TT Obama nhấn mạnh Hoa Kỳ hết sức coi trọng mối quan hệ với VN
và đề cao vai trò của VN ở khu vực Châu Á/Thái bình Dương. Còn ông Nguyễn Phú
Trọng thì khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với HK là chủ trương nhất
quán lâu dài của VN.
Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra “Tuyên bố tầm nhìn
chung” khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ “sâu sắc, lâu bền
và thực chất” dựa trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị
và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.
Hai tháng sau, CT Tập Cận Bình cũng đến Mỹ hội đàm với TT Obama
trong hai ngày 24 và 25/9/2015 để “vạch ra đường hướng sắp tới của quan hệ
Mỹ-Trung”. Đây là lần thứ tư, ông Tập gặp gỡ tổng thống Mỹ kể từ khi ông
lên nắm quyền lãnh đạo hồi tháng 3/2013. Trước khi ông Tập đến Mỹ,
Dương Khiết Trì -Ủy viên Quốc Vụ Viện phụ trách Ngoại giao của TQ đã tuyên bố
với tờ báo nhà nước China Daily: TQ cam kết một giải pháp hòa bình cho tranh
chấp trên biển và các xung đột khác, đồng thời đòi hỏi những bất đồng không thể
được giải quyết bởi các nước đứng về một bên nào đó. Ông nói: “Nếu có những
bạn hữu của Trung Quốc muốn trở thành bạn bè của Hoa Kỳ hoặc ngược lại, cả hai
nước cần đón nhận, và chúng ta sẽ có nhiều bạn chung hơn”. Điểm trên cho
thấy vì “mối quan hệ Mỹ-Trung” mà BK đã chấp nhận CSVN hợp tác và làm bạn với
HK hai tháng trước đó.
Trong chuyến viếng thăm Mỹ lần này, Tập Cận Bình đã thảo luận với
TT Obama về việc hợp tác phát triển kinh tế Mỹ-Trung và tình hình căng thẳng ở
biển Đông. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 25/9/2015, Chủ tịch TQ có thái
độ ôn hòa về biển Đông. TT Obama đề cập việc TQ bồi đắp và quân sự hóa các đảo
đang tranh chấp “khiến cho các nước trong vùng càng khó mà đạt đến một giải
pháp hòa bình cho các bất đồng”. Vì thế HK nhấn mạnh đến tự do hàng hải,
hàng không và thương mại và Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật
pháp quốc tế cho phép.
Đáp lại, chủ tịch TQ tuyên bố các đảo ở biển Đông là lãnh thổ của
TQ từ thời cổ đại…Tuy nhiên, TQ cam kết tôn trọng và tán thành quyền tự do hàng
hải, tự do bay mà các quốc gia khác được hưởng theo luật quốc tế. Ông Tập xác
định các hoạt động xây dựng mà TQ đang tiến hành trên các đảo ở phía nam quần
đảo Trường Sa (Nam Sa) không nhằm và không ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào và
TQ không có ý định quân sự hóa. Ông thừa nhận Mỹ và TQ có rất nhiều lợi ích
chung ở biển Đông và kêu gọi các nước liên quan trực tiếp sẽ thảo luận các khác
biệt thông qua đối thoại, thực thi đầy đủ và hữu hiệu DOC và sớm hoàn tất COC
dựa trên tinh thần xây dựng và đồng thuận.
Để thực hiện thái độ không thừa nhận việc TC bồi đấp, xây dựng các
đảo nhân tạo ở biển Đông, ngày 27/10/2015 HK đã điều khu trục hạm USS Lassen có
trang bị hỏa tiễn đi vào vùng biển cách bãi đá Xu Bi khoảng 6 hải lý trong khu
vực quần đảo Trường Sa.
Xu Bi là một trong những bãi đá, đảo chìm mà TQ đã và
đang bồi đấp, mở rộng thành đảo nhân tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng, kể cả các
phi đạo. Tháng sau, ngày 8 và 9/12/2015, hai oanh tạc cơ B52 lại bay vào phạm
vi 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà TQ đang xây tại Trường Sa. Bộ Quốc
phòng Mỹ khẳng định khu vực các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa,
kể cả phạm vi hải lý chung quanh các đảo này không thuộc chủ quyền của TQ.
Trước đó, có nguồn tin TT Obama và CT Tập Cận Bình sẽ đến VN
khoảng giữa tháng 11/2015. Ông TCB và phu nhân Bành Lệ Viên đã viếng thăm VN
trong hai ngày 5 và 6/11/2015. Chủ tịch TQ đã đọc diễn văn trước Quốc hội và
hứa với giới lãnh đạo CSVN sẽ viện trợ giúp VN 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm.
Đây là 2 điểm đặc biệt đáng chú ý.
Lời hứa viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ quá khiêm
nhượng, chỉ tương đương 150 triệu Mỹ kim. Còn việc ông Tập nói chuyện trước
Quốc hội là một việc hết sức bất ngờ. Theo LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm
Thường trực Văn phòng Quốc hội: “Đó là phong cách hiếm khi thấy các nước Xã
hội chủ nghĩa làm. Những việc nói trước Quốc hội thường là những việc của các
nước dân chủ”.
Chủ tịch TQ mở đầu bài phát biểu “Quốc hội VN là cơ quan nhà
nước cao nhất đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh
khi đứng trên diễn đàn này, dùng sự kính trọng lớn nhất bày tỏ sự biết ơn đối
với những người bạn đã có cống hiến quan trọng trong nổ lực giữ gìn tình hữu nghị
TQ-VN trong thời gian từ trước đến nay”. Người viết có cảm tưởng phát biểu
của CT Tập Cận Bình là lời “chia tay” với nhân dân VN vì TQ đã chấp nhận VN trở
thành Đối tác toàn diện với Mỹ.
Ông bày tỏ sự biết ơn VN vì từ 1949 khi Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời cho đến nay nhờ VN luôn dựa vào TQ khiến HK phải
tranh thủ TQ để chấm dứt chiến tranh VN và chiến tranh lạnh. Năm 1971, Mỹ không
xử dụng quyền phủ quyết giúp TQ gia nhập LHQ trở thành Hội viên Thường trực Hội
đổng Bảo An. Trong giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh, TQ là đồng minh của HK,
được Mỹ, Nhật, Tây Âu giúp thực hiện “bốn hiện đại hóa”. TQ trở nên hùng mạnh
như ngày nay.
Trong khi đó, TT Obama không đến VN, ông chỉ đến Thổ Nhĩ Kỳ, Phi
Luật Tân và Mã Lai từ 14 đến 22/11/2015. Điều này có thể giải thích. Trước đó,
ông đã thỏa thuận với TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nhanh chóng hoàn tất hiệp định
TPP, nhưng vào thời điểm này TPP vẫn chưa thành hình. Nhờ Lưỡng viện Quốc hội
trao quyền “Đàm phán nhanh” (TPA-Trade Promotion Authority), TT Obama đã hoàn
tất các cuộc đàm phán về TPP với 11 quốc gia khác tại Atlanta (HK) vào ngày 5/10/2015.
Và 12 thành viên đã chính thức ký kết Hiệp ước TPP tại Auckland (NZ) ngày
04/02/2016.
Ngày 23/5/2016, nhận lời mời của Chủ tịch Trần Đại Quang, TT Obama
đã đến VN. Lãnh đạo hai nước đã thông qua Tuyên bố chung về sự hợp tác
Việt Mỹ trong tương lai thuộc các lãnh vực như: Tăng cường quan hệ chính
trị-ngoại giao, hợp tác an ninh-quốc phòng. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế. Thúc đẩy
quyền con người và cải cách tư pháp. Giải quyết các thách thức khu vực và toàn
cầu.
Hôm sau, TT Obama có bài phát biểu với nhân dân VN và rời Hà Nội
vào thăm TP/HCM. Ông đã đến viếng Chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao. Đây là một chùa Tàu
do người Trung Hoa dựng lên hồi đầu thế kỷ 20. Mặt tiền chùa cũng như các hoàng
phi, trướng, liễn bên trong đều là chữ Hán…Nhưng tại sao TT Obama đến đây để
bày tỏ sự “thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam”? Theo
người viết suy luận, đây có thể là thông điệp mà vị lãnh đạo Mỹ muốn chuyển đến
Bắc Kinh. Dù VN hợp tác toàn diện với HK, nhưng người dân vẫn duy trì truyền
thống thân thiện, hiếu hòa với Trung Hoa trải dài qua các triều đại Đinh, Lê,
Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trong thời thực dân, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, song
nơi đây vẫn có ngôi chùa Tàu tọa lạc tại thủ phủ Sàigòn.
Rời VN, TT Obama đến Nhật tham dự hội nghị thượng đỉnh khối G7
trong hai ngày 26 và 27/5. Nhân dịp này, TT Shinzo Abe bày tỏ quan điểm của
Nhật: “Các chủ quyền ở biển Đông phải theo đúng luật pháp quốc tế, không thể
khẳng định chủ quyền bằng việc “đe dọa” các nước khác hay đơn phương thay đổi
nguyên trạng ở khu vực tranh chấp”. TT Obama cho biết HK và Nhật đều “mong
muốn đạt được giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp” và việc xử lý “hoàn
toàn nằm trong tầm tay của TQ”.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tust tham dự hội nghị, đã phát
biểu: Nhóm G7 cần phải có “quan điểm cứng rắn và rõ ràng” về các tuyên
bố chủ quyền gây tranh cãi của TQ. Phải chăng ông Tust muốn đề nghị các nước có
nền kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Nhật, Đức, Ý, Pháp, Anh và Gia Nã Đại) trừng
phạt TQ về mặt kinh tế như họ “đã lên án mạnh mẽ Nga trong việc sáp nhập bán
đảo Crimea ở miền nam của Ukraine, vì nó đi ngược lại luật pháp quốc tế”.
Họ đã quyết định loại Nga khỏi tổ chức G8 hồi tháng Ba 2014 vì “Luật pháp
quốc tế ngăn cấm việc tiếp nhận một phần hoặc tất cả lãnh thổ của một quốc gia
khác bằng ép buộc hoặc vũ lực”.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật ngày 27/5/2016 đã đưa ra Tuyên bố
chung bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở biển Đông và biển Hoa Đông. Họ đòi hỏi
tất cả các nước cần tôn trọng tự do hàng hải và đường hàng không. Khẳng định
mọi tuyên bố chủ quyền phải phù hợp với luật quốc tế.
Tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La ngày 5/6/2016, Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: “Rốt cuộc TQ có thể dựng lên Vạn lý trường
thành của sự cô lập với những hoạt động của họ ở biển Đông”. Hành động “có
tính chất gây hấn và gây bất ổn định” như vậy sẽ gây ra những phản ứng từ HK và
các nước khác. Trước đó, ông đã tuyên bố: HK sẽ bố trí ở biển Đông những khí
tài quân sự tối tân nhất, như khu trục hạm tàng hình và chiến đấu cơ tàng hình.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian sau khi tham dự Diễn
đàn Shangri-La, đã đến thăm VN trong ba ngày 5-7/6/2016. Ông Le Drian đã nhắc
lại những gì ông đã tuyên bố ở Shangri-la và kêu gọi hải quân các nước Châu Âu
hãy thực hiện các cuộc “hải hành thường xuyên và biểu lộ rõ ràng” để
chứng tỏ họ hiện diện trong vùng này.
Mục đích của hành động đó là chứng tỏ các
nước Âu Châu tuân thủ, tôn trọng luật pháp về biển và quyền tự do hàng hải. Ông
Le Drian nêu những ý kiến cụ thể: “Nếu hôm nay mà luật biển không được tôn
trọng tại vùng Nam Hải thì ngày mai sẽ đến lượt các vùng biển Bắc Cực và Địa
Trung Hải cũng như các nơi khác bị đe dọa. Nếu chúng ta muốn ngăn ngừa
mối nguy hiểm khi xung đột xẩy ra, chúng ta phải bảo vệ quyền tự do hàng hải
này và chính chúng ta phải đứng ra bảo vệ”.
Ngày 6/6/2016 trong Đối thoại Kinh tế và Chiến lược TQ-HK lần thứ
8 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tỏ vẻ dịu giọng khi cho rằng hai bên đã có thể
duy trì sự tin tưởng lẫn nhau và sự hợp tác trong việc giải quyết các tham vọng
hạt nhân của Triều Tiên. Ông nhấn mạnh “Hai nước cũng cùng chung các lợi ích
ở khu vực Á châu/TBD nên cần phải tăng cường tin tưởng lẫn nhau, tăng cường
liên lạc, hợp tác trong các vấn đề của khu vục này”. Ông cho rằng “Thái
Bình Dương rộng lớn không nên trở thành đấu trường cho sự kình địch mà nên là
vũ đài lớn cho sự hợp tác toàn diện”.
Cuộc họp Kinh tế và Chiến lược Mỹ Trung vừa chấm dứt, Ngân hàng
Trung ương TQ cho biết trong tháng 5 xuất khẩu của TQ đã giảm 4,1 % và nhập
khẩu giảm 0,4 %, dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Scott Kennedy -một chuyên gia về
kinh tế TQ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ỏ Washington nhận
định: Đây là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của TQ trong môi trường kinh tế thế
giới, giữa lúc các mối quan hệ của Bắc Kinh với Mỹ tiếp tục bị căng thẳng vì
những vấn đề thương mại và chiến lược. Các số thống kê tiết lộ: 77% các công ty
Mỹ và 70% công ty của Liên hiệp Châu Âu cho biết họ nhận thấy môi trường kinh
doanh ở TQ đã trở nên kém thân thiện hơn.
Trong tình thế bất lợi của TQ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến
Mỹ. Ấn đã hợp tác toàn diện với Mỹ, Nhật, Úc để đối phó với tình hình căng
thẳng ở biển Đông. TT Modi được nồng nhiệt chào đón và đã dự tiệc trưa để làm
việc với TT Obama và Phó TT Biden. Ông còn được mời phát biểu trước Lưỡng viện
Quốc hội ngày 8/6/2016. Michael Kugelman thuộc Trung tâm Học giả Woodrow Wilson
nhận định chính quyền Obama coi Ấn một nước có nền dân chủ lớn nhất thế giới,
có nhiều điều kiện nhất để đối trọng với TQ vì các hành động gây hấn của nước
này ở biển Đông.
TT Obama tuyên bố trong cuộc họp báo với TT Modi “Ưu tiên chủ
yếu đối với cả hai nước là làm cách nào để cổ vũ cho sự thịnh vượng kinh tế và
cơ hội xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về một
loạt lãnh vực mà chúng tôi có thể hợp tác hiệu quả hơn để tạo công việc làm ăn,
khuyến khích đầu tư, thương mại và tăng cơ hội cho nhân dân hai nước, đặc biệt
là giới trẻ”. Về phần mình TT Modi chỉ ra rằng Ấn có 800 triệu người dưới
35 tuổi. Ông nói “HK nhận thức rõ Ấn Độ có nhiều tài năng. Ấn và Mỹ có thể
hợp tác để tận dụng những tài năng đó vào mục đích phụng sự nhân loại để sáng
tạo và đạt thêm những tiến bộ mới”.
Sau đó kể từ ngày 14/06/2016, và liên tiếp trong ba ngày, Hải Quân
ba nước Mỹ, Nhật và Ấn đã tham gia cuộc tập trận mang tên Malabar có quy mô rầm
rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines. Theo nhà báo
Trọng Nghĩa “Cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn được xem là bước khởi đầu
của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng
đại dương châu Á nhằm chống lại Trung Quốc ngày càng quyết đoán, với sức mạnh
quân sự ngày càng tang”.
Mười ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã cảnh cáo TQ, nếu họ
vẫn tiếp tục gây hấn, HK và các nước sẽ có phản ứng. Phản ứng đó có thể là Mỹ
và các đồng minh G7 sẽ di chuyển cơ sở đầu tư của họ ở Trung Quốc sang Ấn Độ.
Về phần Nga, ngày 17/6 tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Peterburg,
TT Putin khẳng định Mỹ là siêu cường duy nhất hiện nay. Ông tuyên bố “Chúng tôi
hiểu điều này, chúng tôi muốn sẳn sàng làm việc cùng với Mỹ”. Phát biểu của ông
Putin đưa ra ngay trong ngày Liên minh Châu Âu (EU) tuyên bố kéo dài trừng phạt
lên bán đảo Crimea đến giữa năm 2017. TT Putin cho rằng Mỹ đã thúc giục các đồng
minh, đối tác ở châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Lời kết:
Ngày 17/12/1972 TT Nixon ra lịnh B52 oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng để
áp lực CSVN trở lại Paris ký hiệp định chấm dứt chiến tranh. Kissinger Cố vấn
An ninh quốc gia của Nixon đã phác họa mối bang giao giữa HK với VN sẽ trải qua
ba giai đoạn: chấm dứt thù địch chuyển sang bình thường hóa và hợp tác. Ngày
30/4/1975 HK đã chấm dứt thù địch. Năm 1995 bình thường hóa bang giao. Và năm
2015 bắt đầu giai đoạn hợp tác với VN.
Trong HĐ Paris 1973, HK tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN và hy vọng thiết lập quan hệ mới bình
đẳng cùng có lợi giữa hai nước. Rất tiếc, lúc đó TBT Lê Duẩn tin tưởng ở “sức
mạnh vô địch” của LX nên khước từ hợp tác với Mỹ. Ngày nay, theo đúng lịch
trình đã phác họa, HK bắt đầu giai đoạn hợp tác. TT Obama đã đến Hà Nội trình
bày với nhân dân VN về sự hợp tác toàn diện của Mỹ mà người viết cho đó là lời “Kết
ước trăm năm” của Mỹ đối với VN. Còn tương lai VN ra sao là do người dân và
Đảng CSVN quyết định?
Bắc Kinh đã chấp nhận để VN làm bạn và hợp tác toàn diện với Mỹ.
Nay vì quyền lợi sống còn, TQ sẽ phải đáp ứng các đòi hỏi của Mỹ ở biển Đông.
Đây là thời cơ vô cùng thuận lợi cho VN. Ngày trước hợp tác với TQ, VN phải xây
dựng chế độ độc tài chuyên chính. Nay chuyển sang hợp tác với Mỹ, VN phải thay
đổi thể chế: dân chủ tự do. Đây là một đòi hỏi cần thiết để VN hóa giải cái di
sản nặng nề của thời chiến tranh lạnh. Đó là Công hàm của TT Phạm Văn Đồng gởi TT
Chu Ân Lai năm 1958. Việt Nam dân chủ tự do có một chính phủ do nhân dân trực
tiếp bầu chọn mới có thể thảo luận song phương hoặc đa phương với chính quyền
TQ về chủ quyền hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông dựa theo Luật Biển
1982 của LHQ.
Chuyển đổi thể chế là tình huống tốt nhất VN. Người viết cầu mong TBT
Nguyễn Phú Trọng sẽ noi gương TBT Gorbachev của LX ngày trước, tuyên bố vai trò
độc quyền lãnh đạo của Đảng CS bị hủy bỏ. Quốc hội mới họp trong tháng Bảy này
sẽ xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, hệ thống đa đảng được thiết lập, chế độ tổng
thống ra đời. Chủ tịch Trần Đại Quang có nhiều cơ may trở thành tổng thống Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tương tự như Yelsin trở thành tổng thống Cộng hòa Nga thời
hậu cộng sản Liên Xô. TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ được thế giới tuyên dương như một
Gorbachev thứ hai.
Khi chế độ Liên Xô vừa sụp đổ, trong cuộc phỏng vấn truyền hình
trực tiếp từ HK, đài ABC đã hỏi Yelsin “Liệu các nước khác có nên tiếp tục
theo đuổi thiên đường cộng sản sau kinh nghiệm vừa qua của Liên Xô hay không?”
TT Yelsin trả lời: “Chủ nghĩa cộng sản là một thảm kịch cho dân tộc chúng
tôi. Kinh nghiệm lịch sử cho phép chúng tôi kết luận một cách quả quyết rằng mô
thức xã hội chủ nghĩa đã thất bại. Tôi tin rằng đây không chỉ là một bài học
đối với chúng tôi mà còn cho cả các dân tộc khác nữa”.
Ngày nay, nếu CSVN không rút được bài học của LX, vẫn tiếp tục xây
dựng XHCN, “vừa hợp tác vừa đấu tranh với TQ” như tuyên bố của Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh tại Diễn đàn Shangri-La hai tuần trước…Thì đừng mong gì TQ trả
lại biển đảo. Viên chức TQ tham dự diễn đàn này đã “Tái khẳng định lập
trường kiên quyết của Bắc Kinh là các tranh chấp phải được giải quyết trực tiếp
với từng nước một, chứ không chấp nhận giải quyết đa phương hay quốc tế làm
trung gian”. Hợp tác thì không thể đấu tranh đòi lại những gì mà Chủ tịch
HCM và TT Phạm Văn Đồng đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TQ?
Vì yếu thế, Bắc
Kinh đành phải nhượng bộ Mỹ và các cường quốc được tự do lưu thông hàng không,
hàng hải ở biển Đông. Đối với CSVN, Bắc Kinh đang ở thế mạnh, họ không thể nào
nhượng bộ về chủ quyền hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Còn HK, họ đã nói rõ không
ủng hộ bên này hoặc bên kia.
Việc tổng thống Mỹ Barack Obama đến VN vừa qua, theo nhà báo Định
Nguyên nhận xét “Đã làm nổi bật điểm quan trọng: lòng dân VN không đồng hành
với nhà cầm quyền VN nữa”…”TT Obama đã mang một sinh lực mới, một vận hội mới,
một khí thế mới đến cho Dân Tộc Việt Nam”. Người dân VN từ nay tin lời ông:
“Vận mạng của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn
theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn
như là đối tác của bạn và là bạn của bạn”. Nhân dân VN sẽ mạnh dạn tiếp tục
các cuộc biểu tình đòi lại biển, đòi lại quyền làm người.
Chủ tịch Trần Đại Quang đang được người dân tin tưởng sẽ là cứu
tinh của họ, chắc ông chẳng dại làm tên tội đồ ra lịnh đàn áp nhân dân? Không
còn sợ bị công an trấn áp, các cuộc biểu tình ôn hòa sẽ diễn ra ngày càng quy
mô lớn để áp lực nhà cầm quyền phải sớm thay đổi thể chế, tôn trọng nhân quyền.
Trước tình thế người dân VN đòi biển và chống TQ, Bắc Kinh sẽ lên án nhà cầm
quyền Đảng CSVN hợp tác với Mỹ để phản bội TQ, cũng như họ đã từng hợp tác với
LX phản bội TQ. Còn nếu CSVN dùng bạo lực trấn áp người biểu tình ôn hòa, TQ sẽ
đóng vai “đại hiệp” đe dọa dùng chiến tranh để trừng phạt. Ngoài ra, việc tranh
chấp chủ quyển biển đảo giữa VN và TQ cũng là nguyên nhân đưa đến chiến tranh.
Qua trình bày trên cho thấy ván cờ VN đã tàn. Nếu lãnh đạo Đảng
CSVN không thức tỉnh, cứ bám quyền lực độc tài, chiến tranh sẽ xảy ra. Bắc Kinh
sẽ giúp nhân dân VN lật đổ chế độ cộng sản, hầu tranh thủ lòng dân hiện đang
thù ghét TQ cao độ. Bắc Kinh đã chấp nhận để VN hợp tác với Mỹ, sẽ “giúp cho
hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực” như phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố: đó là quan điểm của TQ.
Giờ đây, họ chỉ còn coi
việc hợp tác kinh tế và chiến lược với Mỹ là quan trọng mà thôi. Họ không cần
CSVN nữa. Đó là thái độ thực dụng xưa nay của Bắc Kinh, họ luôn xử dụng CSVN
làm con bài để phục vụ cho mối bang giao với Mỹ nhằm mang lại lợi ích lớn nhất
cho Trung Quốc.
Nhờ chiến tranh, được Trung Cộng hậu thuẫn, CSVN mới giữ vững
quyền lực. Cuối cùng cũng chiến tranh và nhân tố TQ sẽ kết thúc quyền lực của
Đảng CSVN???
Lê Quế Lâm
__._,_.___
No comments:
Post a Comment